Hotline:

Sửa cầu Thăng Long, phương tiện đi lại thế nào?


(ANTĐ) - Sau hơn 24 năm đưa vào sử dụng, mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp trầm trọng. Hiện tại, phương án phân luồng để phục vụ việc thi công nâng cấp, sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã được Cục Đường bộ - Bộ GTVT thông qua...

Theo thông kê, mỗi ngày đêm có khoảng 14.000 lượt phương tiện lưu thông qua cầu Thăng Long. Trong đó chủ yếu là xe ôtô tải, xe khách.

Hiện tại, mặt cầu Thăng Long đã xuống cấp trầm trọng. Lớp bê tông nhựa phủ mặt cầu và lớp chống thấm bị biến dạng, nước thấm xuống làm gỉ phần bản thép phía dưới.

Cầu Thăng Long, đoạn qua địa phận xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh minh họa).

Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ tiến hành các hạng mục như làm mới lớp phủ mặt cầu phần trên nhịp giàn thép trong phạm vi làn xe cơ giới, với chiều rộng 15,6m và chiều dài 1.680m.

Sẽ bóc toàn bộ lớp bê tông nhựa và lớp chống thấm cũ trên mặt cầu, thay bằng vật liệu mới có chiều dày tương đương, thay mới các khe co giãn bị hỏng thuộc nhịp dàn thép.

Trong thời gian thi công, sẽ cấm các loại xe siêu trường, siêu trọng, xe container, xe sơmi rơ mooc, xe tải có tổng trọng tải trên 25 tấn qua cầu.

Còn các loại xe ôtô khác vẫn được phép lưu thông qua cầu bình thường, bởi mặt cầu chỉ thi công một bên. Còn mặt bên kia chia thành 2 làn để các phương tiện lưu thông.

Cấm toàn bộ xe máy, xe tương tự xe máy, xe đạp qua tầng trên cầu trong thời gian thi công. Các phương tiện này sẽ lưu thông qua 2 cánh gà tầng dưới của cầu. Mặt cầu được chia làm 5 phân đoạn, thi công 3 ca trong 24 tiếng mỗi ngày, và sẽ kéo dài khoảng 3 tháng.

Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa ấn định thời gian thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Nhưng, phương án phục vụ cho việc thi công nâng cấp, sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã được thông qua.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét