Hotline:

Cầu Thăng Long sau 10 ngày sửa chữa: Đã giảm ùn tắc


Cầu Thăng Long được khởi công sửa chữa từ ngày 23-10. Trong vài ngày đầu, giao thông khu vực cửa ngõ phía tây bắc Thủ đô trở nên hỗn loạn. Tuy nhiên, sau khi có sự điều chỉnh về phương án phân luồng và tăng cường tuyên truyền cũng như sự phối kết hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng, tình hình đã dần được cải thiện.

Tắc, vì lái xe không sợ lệnh cấm

Trong các ngày đầu tiên sửa chữa mặt cầu Thăng Long, tại các ngã ba, ngã tư trọng yếu như Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn, các nút giao cắt với quốc lộ (QL) 18, QL 2... đều có lực lượng liên ngành chốt trực để phân luồng và hướng dẫn giao thông từ xa. Tuy nhiên, do các phương tiện chỉ được đi trên ½ mặt cầu, phần còn lại đang sửa chữa, nên việc đi lại rất khó khăn. Hầu hết các tuyến dẫn lên cầu đều hỗn loạn, người và xe ken đặc trong khói và bụi. Lúc 6h-8h30 dù là giờ cao điểm, chỉ có một số loại xe ô tô được phép qua cầu, nhưng ùn tắc vẫn kéo dài hàng giờ.

Sau nhiều giải pháp khắc phục, các phương tiện đã lưu thông

trên cầu Thăng Long dễ dàng hơn. Ảnh: Hồng Phong

Trao đổi với PV Hànôịmới, ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, cầu Thăng Long có vai trò đặc biệt quan trọng nối các tỉnh phía bắc với Hà Nội, cũng là cửa ngõ quốc tế quan trọng của Thủ đô với các nước trên thế giới qua sân bay Nội Bài. Vì vậy, ngay từ trước khi cải tạo cầu, vấn đề được UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT và Sở GTVT lo lắng nhất vẫn là phân luồng và điều tiết giao thông. Việc phân luồng chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu người tham gia giao thông thực sự có ý thức.

Theo ông Thạch Như Sỹ, trong những ngày đầu, do hàng loạt xe tải chờ đến hết giờ cấm để qua cầu đỗ bừa bãi đã khiến cho nhiều đoạn đường dẫn lên cầu bị ùn tắc. Cán bộ Thanh tra GTVT chốt trực ở 2 đầu cầu đều khẳng định, phương án phân luồng và tổ chức giao thông đã được Sở GTVT lập khá kỹ lưỡng. Cục Đường bộ cũng lập kế hoạch phân luồng từ xa để hạn chế phương tiện qua cầu. Trang thiết bị, biển báo giao thông đã được lắp đặt đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều xe tải, xe khách bất chấp lệnh cấm trong giờ cao điểm vẫn qua cầu. Nhiều xe máy, mặc dù đã có quy định đi làn đường bên dưới, nhưng vẫn đi lên làn trên làm lực lượng chức năng rất vất vả.

Giao thông sẽ không còn bị đình trệ

Sau những ngày đầu hỗn loạn, đến nay giao thông khu vực này đang dần bớt "nóng". Trong hai ngày 31-10 và 1-11, PV Hànôịmới đã nhiều lần qua cầu Thăng Long đều không mấy khó khăn. Công trình vẫn được thi công. Tại 2 đầu cầu, lực lượng liên ngành có vẻ đỡ vất vả hơn. Tại các ngã ba, ngã tư và các tuyến dẫn lên cầu, mật độ người tham gia giao thông tuy đông nhưng đã có trật tự hơn. Anh Nguyễn Quang Minh, lái xe tải chuyên chạy tuyến Hải Phòng - Nội Bài - Việt Trì cho biết: "Trong điều kiện đường tắc như thế này, chỉ bất đắc dĩ tôi mới phải đi qua cầu Thăng Long. Thực tế, nếu chạy theo hướng cầu Thăng Long lên Việt Trì đường sẽ ngắn hơn, tiết kiệm được xăng dầu, nhưng nay chọn đường khác đi vừa nhàn lại không sợ chậm thời gian theo yêu cầu của khách".

Công nhân thi công sửa mặt cầu Thăng Long. Ảnh: Hồng Phong

Theo đại diện Sở GTVT, có được kết quả này là do công tác tuyên truyền trong những ngày qua đã được tăng cường. Cùng với đó, Sở đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung phương án phân luồng. Cụ thể, Sở ban hành thêm quy định: Xe tải có trọng lượng toàn bộ nhỏ hơn 0,5 tấn chỉ được phép lưu thông qua cầu Thăng Long ngoài giờ cao điểm (sáng từ 6h-8h30, chiều từ 16h-20h). Xe tải có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 0,5 tấn chỉ được phép qua cầu từ 22h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau. Song, vị này cũng lưu ý, do ngày 31-10 và 1-11 là thứ bảy và chủ nhật, nên lưu lượng phương tiện có giảm bớt. Vào các ngày thường, lượng xe tham gia lưu thông sẽ lớn hơn, khả năng ùn tắc sẽ lại xảy ra. Tuy nhiên, trong ngày 2-11 (thứ hai), cầu Thăng Long vẫn không bị ùn tắc. Ông Thạch Như Sỹ cho biết, rút kinh nghiệm từ những ngày vừa qua, lực lượng Thanh tra đã tổ chức phân luồng từ xa, yêu cầu các xe lưu thông theo hướng QL18, QL 2, đồng thời lập thêm các chốt trực để phân luồng và bố trí các xe tải chờ hết lệnh cấm để qua cầu vào đỗ tạm tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và các điểm thuận tiện. Do đó, tình hình giao thông tại khu vực đã không còn bị hỗn loạn như những ngày đầu sửa chữa cầu.

Vừa qua, có thông tin việc phân luồng sửa chữa cầu Thăng Long đã làm lộ ra 4 trạm thu phí lậu (gồm các trạm thu phí đường Vực Dê thuộc xã Hải Bối (Đông Anh); điểm thu phí đầu đường Nam Hồng (Đông Anh); điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi Mê Linh và điểm thu phí đầu cầu kênh giữa thuộc xã Kim Chung (Đông Anh). Đây là các trạm do Công ty CP BOT Vietracimex 8 quản lý), Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, đến thời điểm này Sở chưa dám khẳng định đó là các trạm lậu. Việc này sẽ được các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam làm rõ.

Ngày 22-10, 4 trạm này đã bị lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội lập biên bản với lý do hoạt động không đúng quy định. Công ty CP BOT Vietracimex 8 đã cho tạm dừng thu phí tại 4 trạm trên.

Tuấn Lương

Xung quanh việc dư luận cho rằng các nhà thầu vô cảm, thi công chậm chạp bất chấp cảnh ùn tắc giao thông, đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định đã yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công. Đại diện Ban quản lý dự án 2 - Bộ GTVT (đơn vị chủ đầu tư) cũng cho biết đã làm việc với các nhà thầu về vấn đề này. Trong những ngày qua, 2 nhà thầu là Công ty CP Bảo Quân và Công ty CP Thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã nỗ lực hơn. Trong tổng số 10 liên cầu Thăng Long (5 ở phía thượng lưu và 5 ở phía hạ lưu), tính đến 20h ngày 2-11, Công ty CP Bảo Quân đã cào bóc xong bê tông nhựa lớp trên của 5 liên cầu ở phía hạ lưu; cào bóc xong nhựa lớp còn lại của 4 liên phía hạ lưu; cào bóc xong lớp xlamor (một loại keo kết dính) tại liên 1 và được 15% tại liên 2 ở phía hạ lưu. Công ty CP Thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã dỡ xong và đang chuẩn bị lắp đặt khe co giãn tại vị trí số 1 và số 4. Trong các ngày tới, 2 nhà thầu này sẽ tiếp tục tập trung thực hiện việc cào bóc bê tông nhựa và lớp xlamor tại các liên còn lại ở phía hạ lưu và 5 liên ở phía thượng lưu.

Tuấn Khải


Cục Đường bộ họp khẩn cấp


(ANTĐ) - 12h30 trưa 2-11, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các nhà thầu đang thi công dự án cải tạo mặt cầu Thăng Long cùng các đơn vị chức năng có liên quan. Sau khi tham dự cuộc họp, ông Đỗ Tuấn Anh - Phó Chánh Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam cho phóng viên ANTĐ biết:

- Tại cuộc họp khẩn này, Cục trưởng Cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Theo kế hoạch dự kiến thì thời gian hoàn thành dự án này là 3 tháng, bắt đầu từ 23-10, tuy nhiên, Cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà thầu phải tập trung nhân lực, thiết bị để hoàn thành xong các công việc trước 31-12.

- Kể từ khi sửa chữa ngày 23-10, cầu Thăng Long đã liên tục xảy ra hiện tượng ùn tắc. Nguyên nhân do đâu thưa ông?

- Từ 18h đến khoảng 21h ngày 31-10, do thực hiện lệnh cấm một số loại phương tiện qua cầu Thăng Long theo quyết định của Sở GTVT Hà Nội nên nhiều xe đã tập trung tại đầu cầu phía Bắc, đỗ xe lấn sang phần đường lưu thông gây ra hiện tượng ùn tắc. Tối hôm đó, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc CATP Hà Nội và ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo điều hành tổ chức giao thông. Ngay sau đó, các lực lượng điều hành đã tổ chức giải tỏa được hiện tượng ùn tắc.

Trong sáng chủ nhật 1-11, Phòng CSGT CATP Hà Nội, Thanh tra Cục Đường bộ, Thanh tra Sở GTVT, Công an các huyện Đông Anh và Sóc Sơn đã có cuộc họp và quyết định thay đổi phương án tổ chức giao thông, thực hiện phân luồng từ xa. Theo đó, sẽ bố trí các loại xe chờ đến giờ được qua cầu vào đỗ tại các đường nhánh từ Sóc Sơn tới Nam Hồng (Đông Anh) và các đường phụ của các khu công nghiệp, không cho phép đỗ tại đường Bắc Thăng Long - Nội Bài để tránh gây ùn tắc. Giải pháp này đã có hiệu quả. Tối 1-11 đã không xảy ra hiện tượng ùn tắc ở cầu Thăng Long nữa.

- Theo quan sát của phóng viên An ninh Thủ đô, lực lượng thi công trên cầu rất mỏng, trong khi đó gần như toàn bộ mặt cầu đã bị rào chắn tới một nửa. Có vẻ tiến độ thi công của nhà thầu rất chậm chạp?

- Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tổ chức, điều hành phân luồng giao thông. Chúng tôi cũng bố trí xe cứu hộ túc trực ở hai đầu cầu để lập tức xử lý các trường hợp tai nạn hay trục trặc phương tiện gây ùn tắc. Đối với việc thi công của nhà thầu, tại cuộc họp trưa 2-11, Cục trưởng Cục Đường bộ đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tuy nhiên các nhà thầu cũng nói rằng, do phải sử dụng hầu hết là các công nghệ và vật liệu mới, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài cũng sẽ là một khó khăn không nhỏ đối với các nhà thầu thi công dự án.


Đủng đỉnh, mặc kệ đường tắc nghẽn


(ANTĐ) - Từ ngày 23-10, khi dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long bắt đầu được triển khai, cũng là lúc tuyến đường chủ đạo ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô này liên tục rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Trong khi các lực lượng duy trì TTATGT triển khai 24/24 giờ thì theo quan sát của phóng viên An ninh Thủ đô, các đơn vị thi công lại làm việc khá đủng đỉnh.

21h tối 1-11, ngoài vài chục công nhân đang làm thủ công, bóc tách lớp keo cũ trên bề mặt cầu, toàn bộ nửa mặt cầu đã được rào lại vắng lặng. Nửa mặt cầu bên kia, từng chiếc ôtô nhẫn nại xếp hàng một để qua cầu. Nguy cơ ùn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bởi chỉ cần một chiếc xe dừng lại là sẽ chặn toàn bộ làn xe duy nhất ở mỗi bên.

23h30, công trường đóng cửa. Chỉ còn một vài công nhân, bảo vệ trông công trường và lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT chốt trực ngăn chặn những phương tiện vi phạm, xử lý sự cố khi có tai nạn xảy ra. Một công nhân cho biết, không hiểu sao đơn vị thi công lại không cho thi công thêm ca đêm để khai thác hết công suất.

Đây! Hiện trạng thi công được chụp chiều 2-11

Nhiều công việc như cào bóc, thu dọn… có thể làm đêm nhưng không hiểu sao vẫn để ngổn ngang, bừa bộn, chờ đến ban ngày mới làm tiếp. Vài ngày gần đây, khi nhìn thấy cảnh dựng “lô cốt”, rào chắn, trong khi công nhân thưa thớt, máy móc thi công lèo tèo, nhiều lái xe đã không giấu nổi bức xúc khi bị ùn tắc.

Một số cán bộ chốt trực tổ chức điều hành giao thông tại hiện trường cho biết, họ rất ngạc nhiên bởi trong khi các lực lượng này phải ứng trực 24/24h mỗi ngày thì đơn vị thi công không tập trung phân phối nhân lực, công việc để hoàn thành tiến độ sớm. Không hiểu do năng lực của đơn vị thi công hay còn vấn đề kỹ thuật mà họ không tranh thủ tối đa trong hoàn cảnh tuyến giao thông huyết mạch cực kỳ căng thẳng này thi công xong sớm được ngày nào sẽ giảm thiểu thiệt hại kinh tế, trễ nải công việc chung của xã hội và bức xúc cho người tham gia giao thông ngày đó.

Được biết, từ ngày khởi công đến nay, 2 đơn vị thi công chỉ làm việc từ khoảng 6-7h sáng cho đến 23 giờ, hôm nào muộn nhất chỉ đến 1h. Trong khi từ thời điểm này cho đến cuối năm, các hoạt động vận tải qua lại sẽ tiếp tục đông hơn, thi công càng xong sớm càng tiết kiệm được tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc, thiệt hại khó có thể lượng hóa hết được.

Cách đây chưa lâu, tại một số cuộc họp với thành phố, bàn về phương án phân luồng, tổ chức lại giao thông, một số đơn vị đã kiến nghị lùi thời điểm thi công để sau Đại hội thể thao châu á trong nhà 2009 tổ chức tại Hà Nội. Tuy nhiên, kiến nghị này đã không được chấp thuận. Thời điểm dựng rào chắn, bắt đầu triển khai thi công dự án đúng vào lúc diễn ra Đại hội thể thao này nên nguy cơ ùn tắc càng tăng thêm.

Ùn ứ phương tiện chuẩn bị lên cầu Thăng Long (ảnh chụp lúc 19h ngày 2-11)

Tính đến thời điểm hiện nay, 2 đơn vị thi công là Công ty cổ phần Bảo Quân và cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã cào bóc được 5 khoang, nhanh hơn so với dự kiến 2 khoang. Tuy nhiên việc nhanh hay chậm trong thi công dường như chỉ có ý nghĩa nhiều đối với việc tính toán lộ trình ban đầu. Điều này có nghĩa là tiến độ thi công hoàn toàn có thể rút ngắn hơn, và sự vắng vẻ, không cho thi công ca 3 trên công trường đòi hỏi rất cao về tiến độ này quả thực là một sự khó hiểu về năng lực tổ chức thi công của nhà thầu.

Ông Trần Đăng Hải - Phó chánh Thanh tra GTVT Hà Nội cho biết, số lượng xe qua cầu hiện tại là rất lớn. Giờ cao điểm, trung bình mỗi làn có tới 25 xe/phút qua lại, mỗi tiếng là 1.500 xe qua, vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ, va chạm nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến ùn tắc, gây hiệu ứng domino tới cả các khu vực khác nên lực lượng ứng trực không chỉ riêng trên cầu mà trải khắp các đầu mối giao thông khác tận Sóc Sơn, Xuân Đỉnh, Hoàng Quốc Việt… Hiện tại đơn vị thi công đã không làm việc với công suất tối đa, vì vậy cần phải tăng cường 3 ca, đẩy nhanh tiến độ hơn để giải phóng mặt cầu.

Việc sửa chữa, bảo dưỡng cầu theo định kỳ là việc làm quan trọng và tình trạng ùn tắc giao thông cũng là việc khó tránh khỏi với lưu lượng phương tiện đông như hiện nay. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn, “lô cốt” chiếm giữ mặt cầu trong khi thi công với tốc độ như hiện nay của các nhà thầu là một việc làm thiếu trách nhiệm với xã hội.


Bạn đã tập đúng cách?


(TTVN Online) - Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, trong việc tập luyện bạn cần chú ý xem mình đã thực hiện đúng hay chưa?

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải trong lúc tập luyện là hít thở nhanh và nông, khiến cơ bắp trở nên căng thẳng, kết quả đạt được kém hẳn. Hãy tập thở ngay trước khi bạn bắt đầu bài tập.

Thở đúng cách: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít thở sâu để tăng lượng oxy và giảm lượng oxyt cacbon bơm vào các múi cơ. Nhờ vậy mà bạn có thêm nhiều năng lượng để luyện tập hăng say hơn.

Uống một chút nước: Người uống nước trong lúc luyện tập sẽ đạt hiệu quả gấp 3 lần người không uống đủ nước. Cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ bị mệt mỏi. Hãy uống khoảng 0,5-1 lít nước trước khi tập thể thao từ 30 đến 60 phút. Trong khi tập, bạn chỉ nên nhấp một chút.

Xem xét toàn bộ quá trình luyện tập: Để đánh giá sự thành công của quá trình luyện tập, bạn nên chăm chỉ ghi chép kế hoạch thể dục hằng ngày, sau đó kiểm tra lại. Điều này cho phép bạn đạt được những chỉ tiêu mình đặt ra và sử dụng quỹ thời gian hợp lý hơn. Ví dụ, hôm nay bạn định tập chạy trong vòng 30 phút, sau đó tập tạ nhẹ 15 phút để giúp săn chắc cơ, cuối cùng là co duỗi cơ 5 phút. Hãy ghi lại điều này.

Chú ý lắng nghe sự dẫn dắt của huấn luyện viên: Nếu là lính mới, bạn nên lưu ý tới những động tác mà huấn luyện viên chỉ bảo. Không chỉ đơn giản là làm theo. Bạn phải thực sự hiểu ý nghĩa và phương pháp luyện tập một cách tỉ mỉ.

Luyện cơ trong lúc chờ đợi: Khi phải đứng chờ, đứng xếp hàng hay ngồi lái xe, bạn hãy co cơ mông trong vòng một phút rồi lại thả lỏng, tiếp đó thóp bụng trong vòng 30 giây để luyện cơ bụng.

Leo cầu thang theo cách mới: Thay vì ì ạch leo từng bậc cầu thang, bạn từ từ tăng nhịp bước trong vòng một phút. Hãy bước lên hai bậc nếu bạn có thể leo một cách an toàn.

Chịu khó đi lại trong lúc làm việc: Khi bạn nói chuyện điện thoại di động, lúc suy nghĩ hay thảo luận một vấn đề gì đó cùng đồng nghiệp, hãy đứng dậy đi đi lại lại trong phòng. Chỉ một việc đơn giản như vậy thôi bạn cũng có thể đốt được thêm 61 calo trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Tập chân trong lúc "buôn" điện thoại: Khi "nấu cháo" với bạn bè qua điện thoại, hãy đứng sao cho hai chân xếp thành hình chữ V. Hạ hông xuống cho đến khi đầu gối mở rộng. Tập trung co cơ đùi trong cùng lúc nâng mình lên. Làm 20 lần thật chậm. Lần cuối cùng, kiễng chân lên rồi hạ chân xuống từ 8 đến 15 lần.

Nhớ bổ sung lượng vitamin E hằng ngày: Theo các nghiên cứu thì việc cung cấp thêm vitamin E sẽ giảm thiểu được những chấn thương cơ bắp.

Luôn nghĩ rằng cơ thể bạn đang tiến triển rõ rệt: Nghiên cứu mới đây cho thấy những người nghĩ rằng cơ thể của mình đang thay đổi theo chiều hướng tốt thì bản thân họ sẽ đạt được nhiều tiến bộ sau 12 tuần. Bạn có thể nghĩ tới những động tác trên đường đến phòng tập, hoặc mường tượng mình đang chăm chỉ "lăn lộn" ở lớp aerobic.

Quan tâm hơn đến cơ cổ: Đặt lòng bàn tay lên trán và cố gắng ấn đầu thật mạnh về phía trước trong vòng 5 giây. Tiến hành tương tự với bên phải và bên trái đầu. Cuối cùng, đưa hai tay nâng xương quai hàm và đẩy cổ lên. Động tác này không chỉ tốt cho cơ ở vùng cổ mà còn giải tỏa stress.

Thư giãn các cơ: Để giúp cơ bắp được thư giãn, trước khi đi ngủ, bạn hãy nằm thẳng và bắt đầu co các cơ từ cơ mặt đến cơ chân. Giữ nguyên trong vòng 2 giây rồi thả ra. Cách thức này sẽ giúp cho bạn giảm stress và thả lỏng các cơ.


Nhà thầu vô cảm!


TP - Trong lúc gần 500 Thanh tra Giao thông của Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Sở GTVT và cảnh sát các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm căng sức 24/24 giờ đảm bảo an toàn giao thông cho cầu Thăng Long thì các nhà thầu lại quây mặt cầu bỏ đấy.

Hàng chục ngàn lượt ô tô hằng ngày phải đi lại khó khăn, một số xe phải đi vòng hàng chục kilômét, gây tốn kém thời gian, tiền bạc dường như trở nên vô nghĩa trước sự vô cảm của nhà thầu. Ông Đỗ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Cục ĐBVN cho biết, sự cố ùn ứ giao thông chiều 31/10 diễn từ 16 giờ. Đến 19 giờ đoàn xe nối đuôi nhau hàng trăm chiếc bên bờ bắc cầu Thăng Long. Lượng xe kéo dài nhiều cây số chủ yếu là xe tải, xe container và xe khách đã gây cản trở nghiêm trọng cho giao thông toàn tuyến. Các dòng xe con, xe máy vì thế bị ùn ứ dây chuyền. Ông Đỗ Tuấn Anh Theo ông Đỗ Tuấn Anh, nguyên nhân chính tình trạng ùn ứ là các lái xe đỗ bên lề đường chờ đến 21 giờ để qua cầu Thăng Long vào nội thành Hà Nội. Nhiều xe khách chạy hướng Thái Nguyên - Mỹ Đình nếu phải đi theo phân luồng về cầu Vĩnh Tuy - Mỹ Đình sẽ xa hơn khoảng 50km so với băng qua cầu Thăng Long vào Mỹ Đình. Tương tự, với cánh xe tải nếu phải tránh hướng cầu Vĩnh Tuy cũng làm tăng quãng đường lên hàng chục kilômét. Kéo theo đó là chi phí đội lên hàng trăm ngàn đồng/lượt. Vì vậy, thay vì đi đường xa, các nhà xe đành dừng xe bên đường chịu mất thời gian chờ qua cầu để tiết kiệm chi phí. “Do lực lượng mỏng, lại xử lý không kiên quyết từ đầu nên số xe tải đỗ bên đường cứ nối đuôi nhau dài ra” - Ông Đỗ Tuấn Anh nói. Ngay trong đêm 31/10, đích thân Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã có mặt tại hiện trường kiểm tra, chỉ đạo điều hành tổ chức giao thông. Tuy nhiên, do các xe tải đỗ tùy tiện, lại phải chờ đợi lâu nên đến giờ qua cầu đã xảy ra tình trạng giành đường, vượt ẩu khiến tình trạng giao thông thêm hỗn loạn. Cục ĐBVN và Thanh tra GTVT Hà Nội đã huy động trên 200 cán bộ đảm bảo điều tiết giao thông và phải đến gần 24 giờ đêm 31/10, tình hình giao thông mới trở lại bình thường. Cả đoạn dài công trình sửa chữa cầu Thăng Long không một bóng công nhân. Ảnh chụp lúc 11h ngày 1/11 - Ảnh: Hồng Vĩnh “ Mặc dù 20 giờ đêm 31/10 chúng tôi có mặt hiện trường, nhưng rất tiếc là toàn bộ phần mặt bằng cầu được quây rào lại để thi công không có người thi công”- một lãnh đạo CATP Hà Nội bức xúc. Theo CATP Hà Nội cũng trong đêm 31/10 CATP và Sở GTVT đã rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức giao thông. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh công tác tổ chức phân luồng từ xa như tại QL2 ( đoạn qua Vĩnh Phúc), hay từ phía Sân bay Nội Bài để các chủ phương tiện quyết định lộ trình, tránh tình trạng đổ dồn về phía chân cầu. Thanh tra GTVT Cục ĐBVN cũng cho biết đã tăng cường thêm 7 chốt từ xa, nâng tổng số chốt phía bờ bắc là 24 chốt với gần 200 cán bộ ứng trực 3 ca, 4 kíp 24/24 giờ. Tương tự, tại bờ nam Thanh tra GTVT Hà Nội cũng tung khoảng 150 quân dựng các chốt điều khiển giao thông 24/24 giờ. Vừa thi công vừa... học tập Báo cáo ngày 1/11 của Ban QKDA 2 (Cục ĐBVN) cho biết, công tác triển khai thi công của nhà thầu Bảo Quân có phần Công tác học tập . Theo đó, công tác học tập, chuyển giao công nghệ thi công lớp chống thấm: 14 giờ chiều ngày 27/10 chuyên gia của hãng Stirling Lloyd đã giảng lý thuyết tại trụ sở Cty Bảo Quân. Tham dự khóa học có đại diện Cục ĐBVN, Ban QLDA 2, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn lập định mức và nhà thầu Bảo Quân. Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh Thanh tra GTVT Hà Nội cho biết, ngoài việc đảm bảo giao thông trên cầu (phía bờ nam), Thanh tra GTVT Hà Nội còn tăng cường lực lượng hỗ trợ cho bờ bắc và xử lý tình huống khẩn cấp trên cầu như xe tai nạn, xe chết máy... Theo ông Hải, ngay chiều 1/11 đơn vị đã cử người ứng trực trên đường dẫn phía bờ bắc để hướng dẫn và kiên quyết xử lý những xe dừng, đỗ vi phạm. Mặc dù các lực lượng chức năng gồng mình tổ chức giao thông trên cầu Thăng Long phục vụ công tác sửa cầu nhưng có mặt tại hiện trường ngày 1/11 chúng tôi vô cùng bất ngờ trước thái độ làm việc của các nhà thầu. Tại khớp nối giữa cầu (gói thầu của nhà thầu là Cty Vĩnh Hưng) chúng tôi chỉ thấy vài công nhân trong lán, một số ít làm việc. Khi chúng tôi ngỏ ý cần gặp người có trách nhiệm tại hiện trường thì một nhân viên tên L bật máy điện thoại gọi liên tục. Cuối cùng anh ta lắc đầu không liên hệ được với lãnh đạo . Ngay cạnh đó là gói thầu của Cty Bảo Quân (gói thầu cào bóc lớp nhựa cũ và thảm lại mặt cầu). Ngó qua hàng rào tôn kín, chúng tôi không thấy một bóng người. Tiến thêm vài trăm mét trên cầu, chúng tôi cũng chỉ thấy ngổn ngang những cọc rào đang dựng dở dang. Bên trong công trường những lớp nhựa được cào lên lổn nhổn. Cũng không bóng công nhân! Đi cuối công trường vế phía bờ bắc may mắn có duy nhất lái xe gàu đang ngồi trên cabin vẻ uể oải. Trao đổi với PV Tiền Phong , cả Thanh tra GTVT Hà Nội lẫn Thanh tra GTVT Cục ĐBVN đều cho rằng, Cục ĐBVN cần phải có biện pháp chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, làm việc ba ca liên tục cả ngày nghỉ và ngày lễ, tránh tình trạng quây rào để đó. Cầu Thăng Long hiện là trục giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía Bắc với Hà Nội, đặc biệt là trục đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành. Việc thi công dự án chậm ngày nào gây thiệt hại lớn cho xã hội ngày đó. Dự án sửa cầu Thăng Long triển khai quá chậm Ngày 31/10/2007, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Một năm sau ngày 16/10/2008 Cục ĐBVN mới phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Ngày 27/5/2009, Cục ĐBVN mới phê duyệt phương án đảm bảo giao thông trong quá trình thi công sửa chữa cầu Thăng Long. Và 5 tháng sau, ngày 23/10/2009 dự án mới được triển khai thi công. Dự kiến dự án hoàn thành sau 3 tháng. Việc triển khai dự án này là quá chậm.


Trường tiểu học vừa xây xong đã nứt


- Trường Tiểu học Cẩm Bình III (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) vừa hoàn thành sau một thời gian ngắn đã có hiện tượng thấm nước, dột, rạn nứt, gạch lát hiên ở tầng 2, khu cầu thang thoát hiểm bị kênh, vỡ.

Công trình được xây dựng theo chương trình Kiên cố hóa trường lớp học, khởi công tháng 11/2008 hoàn thành ngày 8/10/2009 và đưa vào sử dụng ngày 12/10/2009.

Theo báo cáo của Công ty TNHH một thành viên Sơn Bình, chủ thầu xây dựng công trình, vết nứt tại mái hiên tầng 2 hoàn toàn bình thường do khoảng chênh giữa hai phòng học gây nên. Còn hiện tượng dột, ngấm nước ở tầng này là do quy trình xây dựng, khi chưa có mái tôn thì công trình vẫn bị ẩm, khi có mái tôn hiện tượng trên sẽ chấm dứt. Riêng phần gạch bị rộp và vỡ ở khu cầu thang thoát hiểm là do lớp hồ dầu hơi mỏng.

Qua kiểm tra thực tế, nền gạch lát hiên tầng hai cũng trong tình trạng tương tự.

Khi được hỏi về văn bản nghiệm thu công trình, ông Trịnh Thanh Xuân, hiệu trưởng nhà trường cho biết “chưa có văn bản nghiệm thu, chỉ bàn giao bằng miệng”.

Còn ông Lữ Quang Thanh, kế toán trưởng UBND xã Cẩm Bình (chủ đầu tư) lại nói rằng biên bản nghiệm thu hiện đang do Công ty Sơn Bình giữ, giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Chính đi vắng, muốn có văn bản thì phải đợi.

Ông Thanh cũng cho biết, ngày 8/10, đại diện chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng và cơ quan tiếp quản là nhà trường đã kết luận công trình bền, chắc, ổn định. Trong quá trình bảo hành (12 tháng) nếu có hiện tượng khung học, cửa cong, vênh, biến dạng; hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước có thấm dột; có rạn nứt chủ thầu chịu trách nhiệm và khắc phục.

“Công trình đang trong thời gian bảo hành nên chúng tôi sẽ họp và nhanh chóng khắc phục sự cố” - ông Trần Duy Hưng trưởng phòng Công thương, người trực tiếp quản lý công trình nói.

Tâm Mai


Hương vị quê nhà: Nhớ giò Chèm


Những ngày mưa dầm gió bấc, cộng hưởng với luồng khí se se lạnh của trời thu khiến tôi nhớ da diết cái món giò lụa thơm ngon, nóng hổi.

Liều mình, tôi bắt tuyến xe buýt số 39, rẽ qua cầu Thăng Long, rồi tới thẳng làng Chèm, thuộc xã Thủy Phương, Từ Liêm, Hà Nội – cái nơi nổi tiếng với món giò chả, giò lụa vào bậc nhất của đất kinh kỳ.

“Giò Chèm, nem Vẽ”, câu ca đã được dân gian nhắc đến từ lâu, nhưng đến giờ cũng chỉ là hoài niệm còn “vang bóng một thời”. Làng Chèm của ngày xưa không còn nhộn nhịp tiếng giã giò nữa. Thay vào đó là tiếng máy nghiền thịt, dăm bông xoành xoạch, vù vù.

Ấy thế, sự nổi tiếng của giò Chèm vẫn không vì thế phai tàn. Có một dòng họ ở đây vẫn cần mẫn, tần tảo để làm ra thứ giò “độc nhất vô nhị”, đó là gia đình cụ bà Nguyễn Thị Xuân với 9 người con làm giò. Cụ Xuân cho biết “Nghề làm giò ở làng Chèm đã có từ lâu lắm rồi! Thuở bé bằng cái tí, tôi đã phải đi đẩy bếp luộc giò”. Bác Nguyễn Thị Vượng, con gái cụ Xuân thì giảng giải cho tôi cách chế biến giò truyền thống của gia đình: từ khâu chọn thịt, giã giò đến gói và luộc giò. Công phu và tài hoa lắm!

Đầu tiên, người ta chọn loại thịt nạc vai, nạc thăn của con lợn. Thịt phải nạc hoàn toàn và không có mỡ (đối với giò lụa). Thịt được chọn là loại thịt lợn đen và giống ỉ chân ngắn. Bởi thịt của những con lợn này vừa chắc, thơm và khi làm giò lại ít hao. Khi mua thịt, người thợ còn phải tinh ý chọn lựa những miếng thịt còn tươi, nong nóng. Đấy là thịt của những con lợn mới được giết mổ. Như thế, miếng giò làm ra sẽ thơm và săn chắc.

Giã giò rất khổ công. Để làm ra được 20 kg giò thì cần có 2 người thợ làm việc cật lực trong nửa ngày. Thịt được ướp hạt tiêu, mì chính và nước mắm loại ngon, khoảng 20 phút thì sẽ mang vào giã. Khi giã, phải giã liên tục, không được dừng tay, người này nghỉ người kia giã, giã sao cho nóng thịt lên. Đến khi, thịt nhuyễn, mịn và bóng là được.

Sau khi giã xong, thịt sẽ được đổ ra khay và tiến hành gói bằng ba lớp lá chuối xanh. Người thợ cũng phải gói khéo để sao cho gói giò phải chắc và chặt để khi chín, giò không bị nát. Bếp luộc giò thường là bếp củi, được đun đều lửa bốn bên để giò chín đều và chín tới. Đun trong vòng một tiếng đồng hồ là giò chín.

Những gói giò nóng hổi sau khi “ra lò” đạt đủ tiêu chuẩn: thơm, chắc và tròn sẽ được xếp vào rổ rá để đem ra chợ bán. Giá bình quân là 10.000đ/ một lạng giò. “Mức giá không quá đắt so với công mà người làm giò bỏ ra” – bác Vượng giải thích.

Tôi rời làng Chèm khi đã xách tay mấy lạng giò. Ngẫm ngợi, miếng giò thơm ngon, thanh đạm ăn kèm với cơm tám, cơm nắm thì sẽ tuyệt vời lắm. Chả thế ngày xưa, anh cu đã chinh phục người đàn bà “vợ nhặt” bằng việc chào mời món “cơm nắm với giò” ấy thôi! (“Muốn ăn cơm nắm với giò/Lại đây mà đẩy xe bò với anh”).

Theo Món ngon HN


.:: MY STYLE ::.'Ma quỷ nhảy' trong party halloween hip hop


(HHT-Online)Dãy cầu thang tối thui,lập lờ đèn bí ngô, lủng lẳng dây thừng cùng những hình nhân rách rưới, cộng thêm tiếng nhạc rùng rợn, réo rắt, và bất thình lình 1 con ma từ trong hẻm xô ra … Tiếng la hét thất thanh... bắt đầu cho party Halloween Hip hop diễn ra tối qua (30/10)

Kim xinh đẹp đang chờ diễn sau sân khấu

......Và diễn rất hăng trên sân khấu

Màn Hip Hop của Halley Crew

Màn beatbox của Minh Kiên

Lik nổi tiếng trình diễn hay và ấn tuợng những bài hát mới và cũ

Và không thể thiếu các màn hóa trang...

Vân Phương