Hotline:

Cầu Thăng Long sau 10 ngày sửa chữa: Đã giảm ùn tắc


Cầu Thăng Long được khởi công sửa chữa từ ngày 23-10. Trong vài ngày đầu, giao thông khu vực cửa ngõ phía tây bắc Thủ đô trở nên hỗn loạn. Tuy nhiên, sau khi có sự điều chỉnh về phương án phân luồng và tăng cường tuyên truyền cũng như sự phối kết hợp đồng bộ của các lực lượng chức năng, tình hình đã dần được cải thiện.

Tắc, vì lái xe không sợ lệnh cấm

Trong các ngày đầu tiên sửa chữa mặt cầu Thăng Long, tại các ngã ba, ngã tư trọng yếu như Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn, các nút giao cắt với quốc lộ (QL) 18, QL 2... đều có lực lượng liên ngành chốt trực để phân luồng và hướng dẫn giao thông từ xa. Tuy nhiên, do các phương tiện chỉ được đi trên ½ mặt cầu, phần còn lại đang sửa chữa, nên việc đi lại rất khó khăn. Hầu hết các tuyến dẫn lên cầu đều hỗn loạn, người và xe ken đặc trong khói và bụi. Lúc 6h-8h30 dù là giờ cao điểm, chỉ có một số loại xe ô tô được phép qua cầu, nhưng ùn tắc vẫn kéo dài hàng giờ.

Sau nhiều giải pháp khắc phục, các phương tiện đã lưu thông

trên cầu Thăng Long dễ dàng hơn. Ảnh: Hồng Phong

Trao đổi với PV Hànôịmới, ông Thạch Như Sỹ, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, cầu Thăng Long có vai trò đặc biệt quan trọng nối các tỉnh phía bắc với Hà Nội, cũng là cửa ngõ quốc tế quan trọng của Thủ đô với các nước trên thế giới qua sân bay Nội Bài. Vì vậy, ngay từ trước khi cải tạo cầu, vấn đề được UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT và Sở GTVT lo lắng nhất vẫn là phân luồng và điều tiết giao thông. Việc phân luồng chỉ có thể đạt hiệu quả cao nếu người tham gia giao thông thực sự có ý thức.

Theo ông Thạch Như Sỹ, trong những ngày đầu, do hàng loạt xe tải chờ đến hết giờ cấm để qua cầu đỗ bừa bãi đã khiến cho nhiều đoạn đường dẫn lên cầu bị ùn tắc. Cán bộ Thanh tra GTVT chốt trực ở 2 đầu cầu đều khẳng định, phương án phân luồng và tổ chức giao thông đã được Sở GTVT lập khá kỹ lưỡng. Cục Đường bộ cũng lập kế hoạch phân luồng từ xa để hạn chế phương tiện qua cầu. Trang thiết bị, biển báo giao thông đã được lắp đặt đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều xe tải, xe khách bất chấp lệnh cấm trong giờ cao điểm vẫn qua cầu. Nhiều xe máy, mặc dù đã có quy định đi làn đường bên dưới, nhưng vẫn đi lên làn trên làm lực lượng chức năng rất vất vả.

Giao thông sẽ không còn bị đình trệ

Sau những ngày đầu hỗn loạn, đến nay giao thông khu vực này đang dần bớt "nóng". Trong hai ngày 31-10 và 1-11, PV Hànôịmới đã nhiều lần qua cầu Thăng Long đều không mấy khó khăn. Công trình vẫn được thi công. Tại 2 đầu cầu, lực lượng liên ngành có vẻ đỡ vất vả hơn. Tại các ngã ba, ngã tư và các tuyến dẫn lên cầu, mật độ người tham gia giao thông tuy đông nhưng đã có trật tự hơn. Anh Nguyễn Quang Minh, lái xe tải chuyên chạy tuyến Hải Phòng - Nội Bài - Việt Trì cho biết: "Trong điều kiện đường tắc như thế này, chỉ bất đắc dĩ tôi mới phải đi qua cầu Thăng Long. Thực tế, nếu chạy theo hướng cầu Thăng Long lên Việt Trì đường sẽ ngắn hơn, tiết kiệm được xăng dầu, nhưng nay chọn đường khác đi vừa nhàn lại không sợ chậm thời gian theo yêu cầu của khách".

Công nhân thi công sửa mặt cầu Thăng Long. Ảnh: Hồng Phong

Theo đại diện Sở GTVT, có được kết quả này là do công tác tuyên truyền trong những ngày qua đã được tăng cường. Cùng với đó, Sở đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung phương án phân luồng. Cụ thể, Sở ban hành thêm quy định: Xe tải có trọng lượng toàn bộ nhỏ hơn 0,5 tấn chỉ được phép lưu thông qua cầu Thăng Long ngoài giờ cao điểm (sáng từ 6h-8h30, chiều từ 16h-20h). Xe tải có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 0,5 tấn chỉ được phép qua cầu từ 22h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau. Song, vị này cũng lưu ý, do ngày 31-10 và 1-11 là thứ bảy và chủ nhật, nên lưu lượng phương tiện có giảm bớt. Vào các ngày thường, lượng xe tham gia lưu thông sẽ lớn hơn, khả năng ùn tắc sẽ lại xảy ra. Tuy nhiên, trong ngày 2-11 (thứ hai), cầu Thăng Long vẫn không bị ùn tắc. Ông Thạch Như Sỹ cho biết, rút kinh nghiệm từ những ngày vừa qua, lực lượng Thanh tra đã tổ chức phân luồng từ xa, yêu cầu các xe lưu thông theo hướng QL18, QL 2, đồng thời lập thêm các chốt trực để phân luồng và bố trí các xe tải chờ hết lệnh cấm để qua cầu vào đỗ tạm tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và các điểm thuận tiện. Do đó, tình hình giao thông tại khu vực đã không còn bị hỗn loạn như những ngày đầu sửa chữa cầu.

Vừa qua, có thông tin việc phân luồng sửa chữa cầu Thăng Long đã làm lộ ra 4 trạm thu phí lậu (gồm các trạm thu phí đường Vực Dê thuộc xã Hải Bối (Đông Anh); điểm thu phí đầu đường Nam Hồng (Đông Anh); điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi Mê Linh và điểm thu phí đầu cầu kênh giữa thuộc xã Kim Chung (Đông Anh). Đây là các trạm do Công ty CP BOT Vietracimex 8 quản lý), Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, đến thời điểm này Sở chưa dám khẳng định đó là các trạm lậu. Việc này sẽ được các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam làm rõ.

Ngày 22-10, 4 trạm này đã bị lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội lập biên bản với lý do hoạt động không đúng quy định. Công ty CP BOT Vietracimex 8 đã cho tạm dừng thu phí tại 4 trạm trên.

Tuấn Lương

Xung quanh việc dư luận cho rằng các nhà thầu vô cảm, thi công chậm chạp bất chấp cảnh ùn tắc giao thông, đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định đã yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thi công. Đại diện Ban quản lý dự án 2 - Bộ GTVT (đơn vị chủ đầu tư) cũng cho biết đã làm việc với các nhà thầu về vấn đề này. Trong những ngày qua, 2 nhà thầu là Công ty CP Bảo Quân và Công ty CP Thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã nỗ lực hơn. Trong tổng số 10 liên cầu Thăng Long (5 ở phía thượng lưu và 5 ở phía hạ lưu), tính đến 20h ngày 2-11, Công ty CP Bảo Quân đã cào bóc xong bê tông nhựa lớp trên của 5 liên cầu ở phía hạ lưu; cào bóc xong nhựa lớp còn lại của 4 liên phía hạ lưu; cào bóc xong lớp xlamor (một loại keo kết dính) tại liên 1 và được 15% tại liên 2 ở phía hạ lưu. Công ty CP Thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã dỡ xong và đang chuẩn bị lắp đặt khe co giãn tại vị trí số 1 và số 4. Trong các ngày tới, 2 nhà thầu này sẽ tiếp tục tập trung thực hiện việc cào bóc bê tông nhựa và lớp xlamor tại các liên còn lại ở phía hạ lưu và 5 liên ở phía thượng lưu.

Tuấn Khải


Cục Đường bộ họp khẩn cấp


(ANTĐ) - 12h30 trưa 2-11, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các nhà thầu đang thi công dự án cải tạo mặt cầu Thăng Long cùng các đơn vị chức năng có liên quan. Sau khi tham dự cuộc họp, ông Đỗ Tuấn Anh - Phó Chánh Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam cho phóng viên ANTĐ biết:

- Tại cuộc họp khẩn này, Cục trưởng Cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ thi công việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Theo kế hoạch dự kiến thì thời gian hoàn thành dự án này là 3 tháng, bắt đầu từ 23-10, tuy nhiên, Cục Đường bộ đã yêu cầu các nhà thầu phải tập trung nhân lực, thiết bị để hoàn thành xong các công việc trước 31-12.

- Kể từ khi sửa chữa ngày 23-10, cầu Thăng Long đã liên tục xảy ra hiện tượng ùn tắc. Nguyên nhân do đâu thưa ông?

- Từ 18h đến khoảng 21h ngày 31-10, do thực hiện lệnh cấm một số loại phương tiện qua cầu Thăng Long theo quyết định của Sở GTVT Hà Nội nên nhiều xe đã tập trung tại đầu cầu phía Bắc, đỗ xe lấn sang phần đường lưu thông gây ra hiện tượng ùn tắc. Tối hôm đó, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh - Giám đốc CATP Hà Nội và ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, chỉ đạo điều hành tổ chức giao thông. Ngay sau đó, các lực lượng điều hành đã tổ chức giải tỏa được hiện tượng ùn tắc.

Trong sáng chủ nhật 1-11, Phòng CSGT CATP Hà Nội, Thanh tra Cục Đường bộ, Thanh tra Sở GTVT, Công an các huyện Đông Anh và Sóc Sơn đã có cuộc họp và quyết định thay đổi phương án tổ chức giao thông, thực hiện phân luồng từ xa. Theo đó, sẽ bố trí các loại xe chờ đến giờ được qua cầu vào đỗ tại các đường nhánh từ Sóc Sơn tới Nam Hồng (Đông Anh) và các đường phụ của các khu công nghiệp, không cho phép đỗ tại đường Bắc Thăng Long - Nội Bài để tránh gây ùn tắc. Giải pháp này đã có hiệu quả. Tối 1-11 đã không xảy ra hiện tượng ùn tắc ở cầu Thăng Long nữa.

- Theo quan sát của phóng viên An ninh Thủ đô, lực lượng thi công trên cầu rất mỏng, trong khi đó gần như toàn bộ mặt cầu đã bị rào chắn tới một nửa. Có vẻ tiến độ thi công của nhà thầu rất chậm chạp?

- Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tổ chức, điều hành phân luồng giao thông. Chúng tôi cũng bố trí xe cứu hộ túc trực ở hai đầu cầu để lập tức xử lý các trường hợp tai nạn hay trục trặc phương tiện gây ùn tắc. Đối với việc thi công của nhà thầu, tại cuộc họp trưa 2-11, Cục trưởng Cục Đường bộ đã nhấn mạnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tuy nhiên các nhà thầu cũng nói rằng, do phải sử dụng hầu hết là các công nghệ và vật liệu mới, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài cũng sẽ là một khó khăn không nhỏ đối với các nhà thầu thi công dự án.


Đủng đỉnh, mặc kệ đường tắc nghẽn


(ANTĐ) - Từ ngày 23-10, khi dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long bắt đầu được triển khai, cũng là lúc tuyến đường chủ đạo ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô này liên tục rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Trong khi các lực lượng duy trì TTATGT triển khai 24/24 giờ thì theo quan sát của phóng viên An ninh Thủ đô, các đơn vị thi công lại làm việc khá đủng đỉnh.

21h tối 1-11, ngoài vài chục công nhân đang làm thủ công, bóc tách lớp keo cũ trên bề mặt cầu, toàn bộ nửa mặt cầu đã được rào lại vắng lặng. Nửa mặt cầu bên kia, từng chiếc ôtô nhẫn nại xếp hàng một để qua cầu. Nguy cơ ùn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bởi chỉ cần một chiếc xe dừng lại là sẽ chặn toàn bộ làn xe duy nhất ở mỗi bên.

23h30, công trường đóng cửa. Chỉ còn một vài công nhân, bảo vệ trông công trường và lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT chốt trực ngăn chặn những phương tiện vi phạm, xử lý sự cố khi có tai nạn xảy ra. Một công nhân cho biết, không hiểu sao đơn vị thi công lại không cho thi công thêm ca đêm để khai thác hết công suất.

Đây! Hiện trạng thi công được chụp chiều 2-11

Nhiều công việc như cào bóc, thu dọn… có thể làm đêm nhưng không hiểu sao vẫn để ngổn ngang, bừa bộn, chờ đến ban ngày mới làm tiếp. Vài ngày gần đây, khi nhìn thấy cảnh dựng “lô cốt”, rào chắn, trong khi công nhân thưa thớt, máy móc thi công lèo tèo, nhiều lái xe đã không giấu nổi bức xúc khi bị ùn tắc.

Một số cán bộ chốt trực tổ chức điều hành giao thông tại hiện trường cho biết, họ rất ngạc nhiên bởi trong khi các lực lượng này phải ứng trực 24/24h mỗi ngày thì đơn vị thi công không tập trung phân phối nhân lực, công việc để hoàn thành tiến độ sớm. Không hiểu do năng lực của đơn vị thi công hay còn vấn đề kỹ thuật mà họ không tranh thủ tối đa trong hoàn cảnh tuyến giao thông huyết mạch cực kỳ căng thẳng này thi công xong sớm được ngày nào sẽ giảm thiểu thiệt hại kinh tế, trễ nải công việc chung của xã hội và bức xúc cho người tham gia giao thông ngày đó.

Được biết, từ ngày khởi công đến nay, 2 đơn vị thi công chỉ làm việc từ khoảng 6-7h sáng cho đến 23 giờ, hôm nào muộn nhất chỉ đến 1h. Trong khi từ thời điểm này cho đến cuối năm, các hoạt động vận tải qua lại sẽ tiếp tục đông hơn, thi công càng xong sớm càng tiết kiệm được tiền bạc của Nhà nước và nhân dân. Mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc, thiệt hại khó có thể lượng hóa hết được.

Cách đây chưa lâu, tại một số cuộc họp với thành phố, bàn về phương án phân luồng, tổ chức lại giao thông, một số đơn vị đã kiến nghị lùi thời điểm thi công để sau Đại hội thể thao châu á trong nhà 2009 tổ chức tại Hà Nội. Tuy nhiên, kiến nghị này đã không được chấp thuận. Thời điểm dựng rào chắn, bắt đầu triển khai thi công dự án đúng vào lúc diễn ra Đại hội thể thao này nên nguy cơ ùn tắc càng tăng thêm.

Ùn ứ phương tiện chuẩn bị lên cầu Thăng Long (ảnh chụp lúc 19h ngày 2-11)

Tính đến thời điểm hiện nay, 2 đơn vị thi công là Công ty cổ phần Bảo Quân và cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng đã cào bóc được 5 khoang, nhanh hơn so với dự kiến 2 khoang. Tuy nhiên việc nhanh hay chậm trong thi công dường như chỉ có ý nghĩa nhiều đối với việc tính toán lộ trình ban đầu. Điều này có nghĩa là tiến độ thi công hoàn toàn có thể rút ngắn hơn, và sự vắng vẻ, không cho thi công ca 3 trên công trường đòi hỏi rất cao về tiến độ này quả thực là một sự khó hiểu về năng lực tổ chức thi công của nhà thầu.

Ông Trần Đăng Hải - Phó chánh Thanh tra GTVT Hà Nội cho biết, số lượng xe qua cầu hiện tại là rất lớn. Giờ cao điểm, trung bình mỗi làn có tới 25 xe/phút qua lại, mỗi tiếng là 1.500 xe qua, vì vậy chỉ cần một sơ suất nhỏ, va chạm nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến ùn tắc, gây hiệu ứng domino tới cả các khu vực khác nên lực lượng ứng trực không chỉ riêng trên cầu mà trải khắp các đầu mối giao thông khác tận Sóc Sơn, Xuân Đỉnh, Hoàng Quốc Việt… Hiện tại đơn vị thi công đã không làm việc với công suất tối đa, vì vậy cần phải tăng cường 3 ca, đẩy nhanh tiến độ hơn để giải phóng mặt cầu.

Việc sửa chữa, bảo dưỡng cầu theo định kỳ là việc làm quan trọng và tình trạng ùn tắc giao thông cũng là việc khó tránh khỏi với lưu lượng phương tiện đông như hiện nay. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn, “lô cốt” chiếm giữ mặt cầu trong khi thi công với tốc độ như hiện nay của các nhà thầu là một việc làm thiếu trách nhiệm với xã hội.


Bạn đã tập đúng cách?


(TTVN Online) - Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn thường xuyên tập thể dục. Tuy nhiên, trong việc tập luyện bạn cần chú ý xem mình đã thực hiện đúng hay chưa?

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải trong lúc tập luyện là hít thở nhanh và nông, khiến cơ bắp trở nên căng thẳng, kết quả đạt được kém hẳn. Hãy tập thở ngay trước khi bạn bắt đầu bài tập.

Thở đúng cách: Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít thở sâu để tăng lượng oxy và giảm lượng oxyt cacbon bơm vào các múi cơ. Nhờ vậy mà bạn có thêm nhiều năng lượng để luyện tập hăng say hơn.

Uống một chút nước: Người uống nước trong lúc luyện tập sẽ đạt hiệu quả gấp 3 lần người không uống đủ nước. Cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ bị mệt mỏi. Hãy uống khoảng 0,5-1 lít nước trước khi tập thể thao từ 30 đến 60 phút. Trong khi tập, bạn chỉ nên nhấp một chút.

Xem xét toàn bộ quá trình luyện tập: Để đánh giá sự thành công của quá trình luyện tập, bạn nên chăm chỉ ghi chép kế hoạch thể dục hằng ngày, sau đó kiểm tra lại. Điều này cho phép bạn đạt được những chỉ tiêu mình đặt ra và sử dụng quỹ thời gian hợp lý hơn. Ví dụ, hôm nay bạn định tập chạy trong vòng 30 phút, sau đó tập tạ nhẹ 15 phút để giúp săn chắc cơ, cuối cùng là co duỗi cơ 5 phút. Hãy ghi lại điều này.

Chú ý lắng nghe sự dẫn dắt của huấn luyện viên: Nếu là lính mới, bạn nên lưu ý tới những động tác mà huấn luyện viên chỉ bảo. Không chỉ đơn giản là làm theo. Bạn phải thực sự hiểu ý nghĩa và phương pháp luyện tập một cách tỉ mỉ.

Luyện cơ trong lúc chờ đợi: Khi phải đứng chờ, đứng xếp hàng hay ngồi lái xe, bạn hãy co cơ mông trong vòng một phút rồi lại thả lỏng, tiếp đó thóp bụng trong vòng 30 giây để luyện cơ bụng.

Leo cầu thang theo cách mới: Thay vì ì ạch leo từng bậc cầu thang, bạn từ từ tăng nhịp bước trong vòng một phút. Hãy bước lên hai bậc nếu bạn có thể leo một cách an toàn.

Chịu khó đi lại trong lúc làm việc: Khi bạn nói chuyện điện thoại di động, lúc suy nghĩ hay thảo luận một vấn đề gì đó cùng đồng nghiệp, hãy đứng dậy đi đi lại lại trong phòng. Chỉ một việc đơn giản như vậy thôi bạn cũng có thể đốt được thêm 61 calo trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

Tập chân trong lúc "buôn" điện thoại: Khi "nấu cháo" với bạn bè qua điện thoại, hãy đứng sao cho hai chân xếp thành hình chữ V. Hạ hông xuống cho đến khi đầu gối mở rộng. Tập trung co cơ đùi trong cùng lúc nâng mình lên. Làm 20 lần thật chậm. Lần cuối cùng, kiễng chân lên rồi hạ chân xuống từ 8 đến 15 lần.

Nhớ bổ sung lượng vitamin E hằng ngày: Theo các nghiên cứu thì việc cung cấp thêm vitamin E sẽ giảm thiểu được những chấn thương cơ bắp.

Luôn nghĩ rằng cơ thể bạn đang tiến triển rõ rệt: Nghiên cứu mới đây cho thấy những người nghĩ rằng cơ thể của mình đang thay đổi theo chiều hướng tốt thì bản thân họ sẽ đạt được nhiều tiến bộ sau 12 tuần. Bạn có thể nghĩ tới những động tác trên đường đến phòng tập, hoặc mường tượng mình đang chăm chỉ "lăn lộn" ở lớp aerobic.

Quan tâm hơn đến cơ cổ: Đặt lòng bàn tay lên trán và cố gắng ấn đầu thật mạnh về phía trước trong vòng 5 giây. Tiến hành tương tự với bên phải và bên trái đầu. Cuối cùng, đưa hai tay nâng xương quai hàm và đẩy cổ lên. Động tác này không chỉ tốt cho cơ ở vùng cổ mà còn giải tỏa stress.

Thư giãn các cơ: Để giúp cơ bắp được thư giãn, trước khi đi ngủ, bạn hãy nằm thẳng và bắt đầu co các cơ từ cơ mặt đến cơ chân. Giữ nguyên trong vòng 2 giây rồi thả ra. Cách thức này sẽ giúp cho bạn giảm stress và thả lỏng các cơ.


Nhà thầu vô cảm!


TP - Trong lúc gần 500 Thanh tra Giao thông của Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), Sở GTVT và cảnh sát các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm căng sức 24/24 giờ đảm bảo an toàn giao thông cho cầu Thăng Long thì các nhà thầu lại quây mặt cầu bỏ đấy.

Hàng chục ngàn lượt ô tô hằng ngày phải đi lại khó khăn, một số xe phải đi vòng hàng chục kilômét, gây tốn kém thời gian, tiền bạc dường như trở nên vô nghĩa trước sự vô cảm của nhà thầu. Ông Đỗ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Cục ĐBVN cho biết, sự cố ùn ứ giao thông chiều 31/10 diễn từ 16 giờ. Đến 19 giờ đoàn xe nối đuôi nhau hàng trăm chiếc bên bờ bắc cầu Thăng Long. Lượng xe kéo dài nhiều cây số chủ yếu là xe tải, xe container và xe khách đã gây cản trở nghiêm trọng cho giao thông toàn tuyến. Các dòng xe con, xe máy vì thế bị ùn ứ dây chuyền. Ông Đỗ Tuấn Anh Theo ông Đỗ Tuấn Anh, nguyên nhân chính tình trạng ùn ứ là các lái xe đỗ bên lề đường chờ đến 21 giờ để qua cầu Thăng Long vào nội thành Hà Nội. Nhiều xe khách chạy hướng Thái Nguyên - Mỹ Đình nếu phải đi theo phân luồng về cầu Vĩnh Tuy - Mỹ Đình sẽ xa hơn khoảng 50km so với băng qua cầu Thăng Long vào Mỹ Đình. Tương tự, với cánh xe tải nếu phải tránh hướng cầu Vĩnh Tuy cũng làm tăng quãng đường lên hàng chục kilômét. Kéo theo đó là chi phí đội lên hàng trăm ngàn đồng/lượt. Vì vậy, thay vì đi đường xa, các nhà xe đành dừng xe bên đường chịu mất thời gian chờ qua cầu để tiết kiệm chi phí. “Do lực lượng mỏng, lại xử lý không kiên quyết từ đầu nên số xe tải đỗ bên đường cứ nối đuôi nhau dài ra” - Ông Đỗ Tuấn Anh nói. Ngay trong đêm 31/10, đích thân Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã có mặt tại hiện trường kiểm tra, chỉ đạo điều hành tổ chức giao thông. Tuy nhiên, do các xe tải đỗ tùy tiện, lại phải chờ đợi lâu nên đến giờ qua cầu đã xảy ra tình trạng giành đường, vượt ẩu khiến tình trạng giao thông thêm hỗn loạn. Cục ĐBVN và Thanh tra GTVT Hà Nội đã huy động trên 200 cán bộ đảm bảo điều tiết giao thông và phải đến gần 24 giờ đêm 31/10, tình hình giao thông mới trở lại bình thường. Cả đoạn dài công trình sửa chữa cầu Thăng Long không một bóng công nhân. Ảnh chụp lúc 11h ngày 1/11 - Ảnh: Hồng Vĩnh “ Mặc dù 20 giờ đêm 31/10 chúng tôi có mặt hiện trường, nhưng rất tiếc là toàn bộ phần mặt bằng cầu được quây rào lại để thi công không có người thi công”- một lãnh đạo CATP Hà Nội bức xúc. Theo CATP Hà Nội cũng trong đêm 31/10 CATP và Sở GTVT đã rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức giao thông. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh công tác tổ chức phân luồng từ xa như tại QL2 ( đoạn qua Vĩnh Phúc), hay từ phía Sân bay Nội Bài để các chủ phương tiện quyết định lộ trình, tránh tình trạng đổ dồn về phía chân cầu. Thanh tra GTVT Cục ĐBVN cũng cho biết đã tăng cường thêm 7 chốt từ xa, nâng tổng số chốt phía bờ bắc là 24 chốt với gần 200 cán bộ ứng trực 3 ca, 4 kíp 24/24 giờ. Tương tự, tại bờ nam Thanh tra GTVT Hà Nội cũng tung khoảng 150 quân dựng các chốt điều khiển giao thông 24/24 giờ. Vừa thi công vừa... học tập Báo cáo ngày 1/11 của Ban QKDA 2 (Cục ĐBVN) cho biết, công tác triển khai thi công của nhà thầu Bảo Quân có phần Công tác học tập . Theo đó, công tác học tập, chuyển giao công nghệ thi công lớp chống thấm: 14 giờ chiều ngày 27/10 chuyên gia của hãng Stirling Lloyd đã giảng lý thuyết tại trụ sở Cty Bảo Quân. Tham dự khóa học có đại diện Cục ĐBVN, Ban QLDA 2, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn lập định mức và nhà thầu Bảo Quân. Ông Trần Đăng Hải, Phó Chánh Thanh tra GTVT Hà Nội cho biết, ngoài việc đảm bảo giao thông trên cầu (phía bờ nam), Thanh tra GTVT Hà Nội còn tăng cường lực lượng hỗ trợ cho bờ bắc và xử lý tình huống khẩn cấp trên cầu như xe tai nạn, xe chết máy... Theo ông Hải, ngay chiều 1/11 đơn vị đã cử người ứng trực trên đường dẫn phía bờ bắc để hướng dẫn và kiên quyết xử lý những xe dừng, đỗ vi phạm. Mặc dù các lực lượng chức năng gồng mình tổ chức giao thông trên cầu Thăng Long phục vụ công tác sửa cầu nhưng có mặt tại hiện trường ngày 1/11 chúng tôi vô cùng bất ngờ trước thái độ làm việc của các nhà thầu. Tại khớp nối giữa cầu (gói thầu của nhà thầu là Cty Vĩnh Hưng) chúng tôi chỉ thấy vài công nhân trong lán, một số ít làm việc. Khi chúng tôi ngỏ ý cần gặp người có trách nhiệm tại hiện trường thì một nhân viên tên L bật máy điện thoại gọi liên tục. Cuối cùng anh ta lắc đầu không liên hệ được với lãnh đạo . Ngay cạnh đó là gói thầu của Cty Bảo Quân (gói thầu cào bóc lớp nhựa cũ và thảm lại mặt cầu). Ngó qua hàng rào tôn kín, chúng tôi không thấy một bóng người. Tiến thêm vài trăm mét trên cầu, chúng tôi cũng chỉ thấy ngổn ngang những cọc rào đang dựng dở dang. Bên trong công trường những lớp nhựa được cào lên lổn nhổn. Cũng không bóng công nhân! Đi cuối công trường vế phía bờ bắc may mắn có duy nhất lái xe gàu đang ngồi trên cabin vẻ uể oải. Trao đổi với PV Tiền Phong , cả Thanh tra GTVT Hà Nội lẫn Thanh tra GTVT Cục ĐBVN đều cho rằng, Cục ĐBVN cần phải có biện pháp chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, làm việc ba ca liên tục cả ngày nghỉ và ngày lễ, tránh tình trạng quây rào để đó. Cầu Thăng Long hiện là trục giao thông huyết mạch nối các tỉnh phía Bắc với Hà Nội, đặc biệt là trục đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành. Việc thi công dự án chậm ngày nào gây thiệt hại lớn cho xã hội ngày đó. Dự án sửa cầu Thăng Long triển khai quá chậm Ngày 31/10/2007, Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Một năm sau ngày 16/10/2008 Cục ĐBVN mới phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Ngày 27/5/2009, Cục ĐBVN mới phê duyệt phương án đảm bảo giao thông trong quá trình thi công sửa chữa cầu Thăng Long. Và 5 tháng sau, ngày 23/10/2009 dự án mới được triển khai thi công. Dự kiến dự án hoàn thành sau 3 tháng. Việc triển khai dự án này là quá chậm.


Trường tiểu học vừa xây xong đã nứt


- Trường Tiểu học Cẩm Bình III (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) vừa hoàn thành sau một thời gian ngắn đã có hiện tượng thấm nước, dột, rạn nứt, gạch lát hiên ở tầng 2, khu cầu thang thoát hiểm bị kênh, vỡ.

Công trình được xây dựng theo chương trình Kiên cố hóa trường lớp học, khởi công tháng 11/2008 hoàn thành ngày 8/10/2009 và đưa vào sử dụng ngày 12/10/2009.

Theo báo cáo của Công ty TNHH một thành viên Sơn Bình, chủ thầu xây dựng công trình, vết nứt tại mái hiên tầng 2 hoàn toàn bình thường do khoảng chênh giữa hai phòng học gây nên. Còn hiện tượng dột, ngấm nước ở tầng này là do quy trình xây dựng, khi chưa có mái tôn thì công trình vẫn bị ẩm, khi có mái tôn hiện tượng trên sẽ chấm dứt. Riêng phần gạch bị rộp và vỡ ở khu cầu thang thoát hiểm là do lớp hồ dầu hơi mỏng.

Qua kiểm tra thực tế, nền gạch lát hiên tầng hai cũng trong tình trạng tương tự.

Khi được hỏi về văn bản nghiệm thu công trình, ông Trịnh Thanh Xuân, hiệu trưởng nhà trường cho biết “chưa có văn bản nghiệm thu, chỉ bàn giao bằng miệng”.

Còn ông Lữ Quang Thanh, kế toán trưởng UBND xã Cẩm Bình (chủ đầu tư) lại nói rằng biên bản nghiệm thu hiện đang do Công ty Sơn Bình giữ, giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Chính đi vắng, muốn có văn bản thì phải đợi.

Ông Thanh cũng cho biết, ngày 8/10, đại diện chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng và cơ quan tiếp quản là nhà trường đã kết luận công trình bền, chắc, ổn định. Trong quá trình bảo hành (12 tháng) nếu có hiện tượng khung học, cửa cong, vênh, biến dạng; hệ thống thoát nước, đường ống dẫn nước có thấm dột; có rạn nứt chủ thầu chịu trách nhiệm và khắc phục.

“Công trình đang trong thời gian bảo hành nên chúng tôi sẽ họp và nhanh chóng khắc phục sự cố” - ông Trần Duy Hưng trưởng phòng Công thương, người trực tiếp quản lý công trình nói.

Tâm Mai


Hương vị quê nhà: Nhớ giò Chèm


Những ngày mưa dầm gió bấc, cộng hưởng với luồng khí se se lạnh của trời thu khiến tôi nhớ da diết cái món giò lụa thơm ngon, nóng hổi.

Liều mình, tôi bắt tuyến xe buýt số 39, rẽ qua cầu Thăng Long, rồi tới thẳng làng Chèm, thuộc xã Thủy Phương, Từ Liêm, Hà Nội – cái nơi nổi tiếng với món giò chả, giò lụa vào bậc nhất của đất kinh kỳ.

“Giò Chèm, nem Vẽ”, câu ca đã được dân gian nhắc đến từ lâu, nhưng đến giờ cũng chỉ là hoài niệm còn “vang bóng một thời”. Làng Chèm của ngày xưa không còn nhộn nhịp tiếng giã giò nữa. Thay vào đó là tiếng máy nghiền thịt, dăm bông xoành xoạch, vù vù.

Ấy thế, sự nổi tiếng của giò Chèm vẫn không vì thế phai tàn. Có một dòng họ ở đây vẫn cần mẫn, tần tảo để làm ra thứ giò “độc nhất vô nhị”, đó là gia đình cụ bà Nguyễn Thị Xuân với 9 người con làm giò. Cụ Xuân cho biết “Nghề làm giò ở làng Chèm đã có từ lâu lắm rồi! Thuở bé bằng cái tí, tôi đã phải đi đẩy bếp luộc giò”. Bác Nguyễn Thị Vượng, con gái cụ Xuân thì giảng giải cho tôi cách chế biến giò truyền thống của gia đình: từ khâu chọn thịt, giã giò đến gói và luộc giò. Công phu và tài hoa lắm!

Đầu tiên, người ta chọn loại thịt nạc vai, nạc thăn của con lợn. Thịt phải nạc hoàn toàn và không có mỡ (đối với giò lụa). Thịt được chọn là loại thịt lợn đen và giống ỉ chân ngắn. Bởi thịt của những con lợn này vừa chắc, thơm và khi làm giò lại ít hao. Khi mua thịt, người thợ còn phải tinh ý chọn lựa những miếng thịt còn tươi, nong nóng. Đấy là thịt của những con lợn mới được giết mổ. Như thế, miếng giò làm ra sẽ thơm và săn chắc.

Giã giò rất khổ công. Để làm ra được 20 kg giò thì cần có 2 người thợ làm việc cật lực trong nửa ngày. Thịt được ướp hạt tiêu, mì chính và nước mắm loại ngon, khoảng 20 phút thì sẽ mang vào giã. Khi giã, phải giã liên tục, không được dừng tay, người này nghỉ người kia giã, giã sao cho nóng thịt lên. Đến khi, thịt nhuyễn, mịn và bóng là được.

Sau khi giã xong, thịt sẽ được đổ ra khay và tiến hành gói bằng ba lớp lá chuối xanh. Người thợ cũng phải gói khéo để sao cho gói giò phải chắc và chặt để khi chín, giò không bị nát. Bếp luộc giò thường là bếp củi, được đun đều lửa bốn bên để giò chín đều và chín tới. Đun trong vòng một tiếng đồng hồ là giò chín.

Những gói giò nóng hổi sau khi “ra lò” đạt đủ tiêu chuẩn: thơm, chắc và tròn sẽ được xếp vào rổ rá để đem ra chợ bán. Giá bình quân là 10.000đ/ một lạng giò. “Mức giá không quá đắt so với công mà người làm giò bỏ ra” – bác Vượng giải thích.

Tôi rời làng Chèm khi đã xách tay mấy lạng giò. Ngẫm ngợi, miếng giò thơm ngon, thanh đạm ăn kèm với cơm tám, cơm nắm thì sẽ tuyệt vời lắm. Chả thế ngày xưa, anh cu đã chinh phục người đàn bà “vợ nhặt” bằng việc chào mời món “cơm nắm với giò” ấy thôi! (“Muốn ăn cơm nắm với giò/Lại đây mà đẩy xe bò với anh”).

Theo Món ngon HN


.:: MY STYLE ::.'Ma quỷ nhảy' trong party halloween hip hop


(HHT-Online)Dãy cầu thang tối thui,lập lờ đèn bí ngô, lủng lẳng dây thừng cùng những hình nhân rách rưới, cộng thêm tiếng nhạc rùng rợn, réo rắt, và bất thình lình 1 con ma từ trong hẻm xô ra … Tiếng la hét thất thanh... bắt đầu cho party Halloween Hip hop diễn ra tối qua (30/10)

Kim xinh đẹp đang chờ diễn sau sân khấu

......Và diễn rất hăng trên sân khấu

Màn Hip Hop của Halley Crew

Màn beatbox của Minh Kiên

Lik nổi tiếng trình diễn hay và ấn tuợng những bài hát mới và cũ

Và không thể thiếu các màn hóa trang...

Vân Phương


Lộ ra bốn trạm thu phí lậu


TP - Chỉ khi tổ chức giao thông lại để thi công sửa cầu Thăng Long, Sở GTVT Hà Nội mới tá hỏa vì khu vực đường Bắc Thăng Long có đến bốn trạm thu phí không phép! Cánh lái xe kêu trời...

Ông Nguyễn Danh H, làm nghề lái xe ( Đông Anh) bức xúc nói: Khi đi từ Vĩnh Phúc về Nam Hồng ông đã chịu một lần mua vé để qua trạm thu phí Bắc Thăng Long (trạm chính), nhưng khi rẽ về thị trấn Đông Anh qua đường Nam Hồng ông lại một lần phải mua vé để được qua barie chắn giữa đường. Chỉ có điều hai điểm thu phí này cách nhau 5km. Nhiều ngày qua, cánh lái xe cũng kêu trời vì cảnh “một lần đi, hai tròng vé” mỗi khi từ Nội Bài rẽ đường Nam Hồng hướng Đông Anh và hướng đi Mê Linh. Đặc biệt, ngay sau khi phân luồng các xe khách và xe tải (trên 0,5 tấn) không được đi lên cầu Thăng Long từ 6 giờ đến 21giờ hàng ngày đã đẩy hàng ngàn lượt xe vào cảnh mua vé hai lần. Ngày 25/8/2009, Bộ GTVT có Quyết định số 2465 về việc chuyển giao nguyên trạng Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài cho Cty Cổ phần BOT VIETRACIMEX 8 từ Cty CP 234. Cụ thể, các xe từ hướng Nội Bài về Hà Nội phải mua vé qua trạm chính, sau đó khi đến chân cầu Thăng Long do không được qua cầu nên phải rẽ theo đường Vực D (nối với QL3) để về cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy lại một lần nữa mua vé qua trạm thu phí Vĩnh Thanh. Nhiều lái xe cho biết, việc thu như vậy là trái với quy định của Bộ GTVT vì theo quy định vị trí các trạm thu phí phải cách nhau 70km. Trong khi đó, hai trạm này chỉ cách nhau khoảng 12km. “ Trong lúc cầu Thăng Long sửa chữa, đáng lẽ phải tạm ngừng việc thu phí mới phải. Thế nhưng, nhà xe không những không được miễn giảm mà còn phải hai lần mua vé qua cầu, đường. Đây là sự vô lý” - Đại diện một doanh nghiệp vận tải nói. Trao đổi với Tiền Phong , ông Thạch Như Sĩ, Chánh Thanh tra Sở GTVT cho biết, thanh tra mới nắm được tình hình tại khu vực Bắc cầu Thăng Long có đến 5 trạm, điểm thu phí. Cụ thể, ngoài trạm thu phí chính trên đường Bắc Thăng Long, đơn vị thu phí còn thu phí tại 4 điểm khác gồm: Trạm thu phí đường Vực D (xã Hải Bối); Điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi huyện Đông Anh; Điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi Mê Linh và điểm thu phí đầu cầu kênh giữa thuộc xã Kim Chung. Điều đáng nói là các trạm thu phí này đan ken trong một khu vực có bán kính chưa đầy 10km gây bức xúc cho nhân dân. Chiều 29/10, chiếc barie thu phí của VIETRACIMEX 8 trên đường Nam Hồng (Hà Nội quản lý) cũng đã được dỡ bỏ - Ảnh: P. Sưởng Ngày 22/10, Thanh tra GTVT Hà Nội lập biên bản vi phạm đối với đơn vị chủ quản các trạm, điểm thu phí này - Cty Cổ phần BOT VIETRACIMEX 8. Biên bản ghi rõ: Cty VIETRACIMEX 8 sử dụng lòng đường để đặt trạm và barie để thu phí cầu đường. Qua kiểm tra tại trạm và các điểm thu phí ( 4 trạm, điểm ngoài trạm chính) thì đều không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Biên bản cũng nêu rõ việc đặt các trạm thu phí, barie thu phí đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 146 CP. Thanh tra giao thông Hà Nội cũng yêu cầu đơn vị phải tự dỡ bỏ tất cả 4 trạm, barie thu phí trước ngày 31/10. Trong ngày 23/10, Thanh tra Sở GTVT và Cty CP VIETRACIMEX 8 tiếp tục có buổi làm việc. Tại biên bản làm việc Cty VIETRACIMEX 8 đề nghị thanh tra Sở GTVT có văn bản “ chỉ đạo việc tạm dừng thu phí của trạm Vĩnh Thanh (Vực D) trong thời gian sớm nhất ”. Phía công ty này cũng chấp nhận “tạm thời” không thu phí ở các điểm barie và thu dọn rào chắn, biển báo tại các điểm này. Trong buổi làm việc mới đây với Thanh tra Sở GTVT, ông Thạch Như Sĩ tiếp tục khẳng định, việc lập 4 trạm, điểm barie để thu phí của Cty CP VIETRACIMEX 8 là vi phạm. Ngoài việc thiếu giấy phép lập trạm của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp này còn vi phạm nghiêm trọng luật pháp khi tự ý lập các barie để thu tiền theo kiểu “ngăn sông, cấm chợ”. Ông Sĩ cho biết thêm, toàn bộ 4 trạm và điểm barie mà Cty CP VIETRACIMEX 8 dựng lên để thu tiền đều nằm trên các tuyến đường do thành phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, Sở GTVT lại không hề biết gì về việc này. Trao đổi với lãnh đạo Sở GTVT chiều qua, chúng tôi được biết, quan điểm của GTVT Hà Nội là kiên quyết đề nghị giải tán các trạm thu phí, điểm barie thu phí trái phép này. Được biết ngày 26/10/2009, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường ký văn bản gửi Sở GTVT Hà Nội và Cục ĐBVN trong đó nêu rõ: “Riêng việc tạm ngừng thu phí cầu tại các trạm thu phí Vĩnh Thanh, Nam Hồng giao Cục ĐBVN phối hợp với Vụ Tài chính báo cáo Bộ GTVT phương án tạm dừng thu phí trong tháng 10/2009”. Xin lưu ý rằng, trong các văn bản của cơ quan có thẩm quyền chưa bao giờ nhắc đến trạm thu phí Nam Hồng (như văn bản của Bộ GTVT) vì thực tế tại khu vực này, đơn vị thu phí dựng các barie để thu phí. Theo quan sát của chúng tôi vào ngày hôm qua (29/10), Cty VIETRACIMEX 8 đã cho tạm dừng thu phí tại 4 trạm, điểm barie. Dư luận bức xúc đặt câu hỏi: Vì sao bao nhiêu năm qua, giữa Thủ đô Hà Nội lại tồn tại đến 4 trạm thu phí không phép. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.


Lật tẩy 4 trạm thu phí 'chui' trên tuyến cửa ngõ thủ đô


Thanh tra Sở Giao thông Hà Nội vừa kiểm tra và yêu cầu dỡ bỏ 4 trạm thu phí không phép gần đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Sự việc được phát giác khi ngành tổ chức lại giao thông để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Chiều 30/10, ông Thạch Như Sỹ, Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho VnExpress.net biết, 4 trạm thu phí không phép gồm: trạm thu phí đường Vực D (xã Hải Bối), điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi huyện Đông Anh, điểm thu phí đường Nam Hồng đi Mê Linh và điểm thu phí đầu cầu kênh giữa thuộc xã Kim Chung.

Cả 4 trạm đều nằm trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), bị phát hiện khi thanh tra Sở tổ chức phân luồng giao thông phục vụ dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang xuống cấp.

Ông Sỹ cho biết, theo quy định, tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài chỉ được phép đặt 1 trạm thu phí. Thế nhưng qua kiểm tra, Thanh tra Sở phát hiện trong bán kính hơn 10 km từ Bắc Thăng Long ra Nội Bài có tới 5 trạm thu phí, trong đó có 4 trạm thuộc địa phận Hà Nội.

"Theo quy định, các trạm thu phí phải được lập cách nhau 70 km và trạm của Cục Đường bộ chỉ được phép thu trên đường Bắc Thăng Long đi Nội Bài còn vào địa phận Hà Nội là không được phép", ông Sỹ nói.

Sau khi phát hiện 4 trạm thu phí không phép, Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 phải dỡ bỏ trước ngày 31/10.

"Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 và các cơ quan liên quan để có các hình thức xử lý tiếp theo", ông Sỹ cho biết.

Trước đó, để phục vụ cho việc sửa chữa cầu Thăng Long, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có kế hoạch phân luồng hợp lý và nghiên cứu đề xuất phương án miễn phí cho các phương tiện qua lại cầu trong thời gian sữa chữa từ 23/10/2009 đến 30/1/2010.

Trước tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km. Phần mặt cầu trên phần đường dành cho người đi bộ được giữ nguyên trạng. Dự kiến việc sửa chữa thực hiện trong 3 tháng.

Để phục vụ cho việc sửa cầu, từ 23/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cắm biển cấm ôtô tải, xe khách qua cầu, chỉ cho phép các loại xe con, xe buýt... đi trên mặt cầu và buộc xe máy phải đi tầng dưới. Điều này khiến các ôtô phải đi đường vòng.

Xuân Tùng


Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Danh Thái biểu dương Tiểu ban Giao thông


(TTVN Online) - Nội dung quan trọng nhất của cuộc họp xoay quanh việc phân phối và bố trí xe đưa đón quan chức, khách VIP, Trọng tài... cùng việc một số lái xe không hoàn thành nhiệm vụ và có những biểu hiện không mấy tích cực đã bị Tiểu ban An ninh phát hiện và khiển trách.

Sáng nay (29/10), tại Trung tâm Điều hành AI Games III, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Danh Thái đã chủ trì cuộc họp giao ban với các Tiểu ban. Tham dự có Tiểu ban: Lễ Tân - Khánh tiết; Hậu cần - dịch vụ công cộng; An ninh, Khai mạc - Bế mạc... Tại buổi họp Thứ trưởng đã rất biểu dương Tiểu ban Giao Thông khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian qua.

Nội dung quan trọng nhất của cuộc họp xoay quanh việc phân phối và bố trí xe đưa đón quan chức, khách VIP, Trọng tài... cùng việc một số lái xe không hoàn thành trách nhiệm và có những biểu hiện không mấy tích cực đã bị Tiểu ban An ninh phát hiện và khiển trách. Song để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các quan chức, khách VIP đến lực lượng biểu diễn, Tiểu ban An ninh đề nghị Tiểu ban Giao thông phải xác định lại lý lịch trích ngang, nhân thân của những lái xe này. Nếu trong quá trình làm nhiệm vụ, Tiểu ban An ninh phát hiện ra trường hợp nào uống rượu sẽ tiến hành tịch thu bằng lái và đề cử người khác thay thế. Biện pháp dùng máy đo nồng độ cồn qua hơi thở cũng sẽ được áp dụng từ ngày mai (30/10).

Họp giao ban các Tiểu ban (Ảnh: TH)

Đối với Tiểu ban Giao thông, việc bố trí, phân luồng xe đã diễn theo đúng kế hoạch, không gây ra tình trạng ùn tắc ở những điểm nóng như trước: Cầu Thăng Long, Ngã Tư Sở, Nguyễn Cơ Thạch, Mễ Trì, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Sơn Tây... Riêng đối với các quan chức, lãnh đạo cấp cao, Trọng tài của các quốc gia đều được bố trí xe đưa, đón với 30 xe ô tô cảnh sát dẫn đường. Đối với lực lượng VĐV, nghệ sỹ biểu diễn... sẽ có xe mô tô dẫn đường. Địa điểm tập trung của các quan chức, khách VIP là Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, đường Hùng Vương.

Rút kinh nghiệm về tình trạng tác nghiệp lộn xộn của các Phóng viên trong buổi Lễ Tổng duyệt, Tiểu ban Khai mạc, Bế mạc đã đề nghị BTC cần có những quy định cụ thể cho những đối tượng này để buổi Lễ chính thức diễn ra thành công.

Kết luận tại buổi họp, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Danh Thái đã hoan nghênh tinh thần làm việc tích cực của các Tiểu ban, đặc biệt là của các đồng chí chịu trách nhiệm chính. Với các vấn đề phát sinh, Thứ trưởng yêu cầu các Tiểu ban chủ động xin ý kiến, dù ở bất cứ đâu, giờ nào không gặp được có thể gọi điện để BTC giải quyết kịp thời. Về vấn đề tác nghiệp của các PV, Thứ trưởng chỉ đạo: Chỉ có các PV truyền hình của nước chủ nhà và các PV ảnh đặc biệt của BTC mới được xuống đường pít tác nghiệp, còn lại đều phải tác nghiệp trên khu vực quy định. Lực lượng truyền hình, ảnh của BTC nói trên cũng sẽ chỉ được phép tác nghiệp trong thời gian nhất định.


Á hậu Trương Thị May lỗi hẹn 'Miss Earth'


Người đẹp bị ngã cầu thang, bong gân khi về thăm gia đình tại An Giang. Tai nạn xảy ra khiến Trương Thị May bỏ lỡ cơ hội đại diện VN dự thi Miss Earth 2009.

Người đoạt danh hiệu Á hậu 1 trong cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam Trương Thị May đã được Cục nghệ thuật biểu diễn phê duyệt trở thành thí sinh tham dự cuộc thi Miss Earth 2009 tại Philippines vào tháng 11 tới. Cô cũng có tên, hình ảnh chính thức trong danh sách thí sinh Miss Earth 2009 trên trang web của cuộc thi.

Nhưng với chấn thương này, các bác sĩ yêu cầu cô hạn chế đi lại ít nhất 10 ngày và hiện cô di chuyển rất khó khăn. Á hậu Trương Thị May cho biết cô rất tiếc nuối khi lỡ mất cơ hội quý giá này, đây quả là một sự cố không may mắn.

Hiện, Công ty Elite VN chờ quyết định cuối cùng của Cục NTBD để tìm ra ứng cử viên thích hợp. Miss Earth 2009 sẽ khai mạc vào 22/11 tại Philippines, với gần 90 nước và vùng lãnh thổ tham dự.


Tránh nền nhà phân đoạn dễ xảy ra sự cố


(Archi) - Theo thuật xem tướng nhà thì một bề mặt phẳng hoàn chỉnh, bị phân chia thành các bậc độ cao không bằng nhau là rất không hay.

Thứ nhất, như thế sẽ rất nguy hiểm. Độ cao không đồng đều là nguyên nhân đầu tiên gây ra tai nạn. Theo kết quả điều tra nghiên cứu, nơi xảy ra tai nạn trong nhà đa số là ở cầu thang. Mọi người đi lại hoạt động trên một bề mặt bằng phẳng là an toàn nhất, vì thế cần tuyệt đối tránh cấu tạo không bằng phẳng về độ cao.

Ngoài ra còn có một lí do nữa: cấu tạo này giống như trong cung điện hoàng gia. Trước đây, khi các hoàng đế đi thăm nhà dân, bao giờ cũng ngồi ở vị trí cao hơn người thường để thể hiện địa vị của mình. Nhưng sau này, người dân nhận thấy cách làm này khiến "chủ nhà trở nên kiêu căng, dẫn đến tán gia bại sản", coi nhà như thế là có tướng dữ.

Hình minh họa

Thực ra, tư tưởng này vẫn có giá trị tham khảo trong kiến trúc học ngày nay. Lý do thứ nhất về sự nguy hiểm, đến ngày nay vẫn không có gì thay đổi. Nhìn từ quan điểm của con người hiện đại, ngoài lý do này, còn có thể dẫn thêm hai lý do nữa:

1. Khả năng tận dụng không gian trong nhà sẽ giảm xuống. Nếu nền nhà cao bằng nhau, lúc cần có thể chuyển bình phong đi, không gian sẽ rộng rãi hơn, nhưng nếu độ cao nền nhà không giống nhau, sẽ không có cách nào mở rộng diện tích.

2. Nếu nền nhà cấu tạo theo kiểu bậc thang, sẽ tạo cảm giác về tâm lý cho người ở rằng căn nhà đó rất chật hẹp. Muốn tạo cảm giác nhà rộng, nền nhà không chỉ cần có độ cao vừa phải mà bằng phẳng cũng là một yếu tố quyết định

Một số nhà hàng trang trí bằng cách tạo nền nhà thành nhiều tầng, thiết kế như thế vì muốn tạo cảm giác không gian nhiều thay đổi. Thực ra, nếu xét về mặt thuận tiện, kiểu thiết kế như vậy sẽ càng gây cảm giác phòng nhỏ hẹp. Điều kiện đầu tiên cho những căn nhà thông thường là phải an toàn, yếu tố tiện lợi trong sử dụng cũng không thể bỏ qua.

Nếu mở rộng giải thích cách xem tướng nhà này, thì có thể suy ra nhà hai tầng sẽ nguy hiểm hơn nhà một tầng. Thực tế đúng là như vậy. Nếu diện tích đất rộng rãi, tốt nhất là xây nhà một tầng. Nguyên nhân là do sức lực cần cho việc lên xuống cầu thang là rất lớn, đặc biệt là với người già, tốt nhất là không nên ở nhà hai tầng hoặc trên hai tầng.

Chúng ta đã nói ở trên, nơi xảy ra tai nạn trong nhà đa số là ở cầu thang, nên tất nhiên ở trong nhà một tầng sẽ an toàn hơn. Hơn nữa, nếu không may xảy ra hỏa hoạn, nhà một tầng sẽ có nhiều cơ hội chạy thoát hơn.

Hồng Nhung - Phương Vy


30/10 - Tổng hợp tin trong nước


VIT - Trong kế hoạch phân luồng phương tiện để sửa cầu Thăng Long, từ 23/10, Sở GTVT Hà Nội không cho các phương tiện “giãn”sang cầu Đuống. Thế nhưng 5 ngày qua, lượng phương tiện vẫn đổ dồn về đây khiến cây cầu này lại “run” lên.

“Chúng ta có điều kiện xây dựng tự vệ biển mạnh”

Sáng 29/10, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Luật Dân quân tự vệ. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, các xã ven biển, xã ở hải đảo cần tổ chức lực lượng dân quân tự vệ với qui mô phù hợp tính chất đặc thù. Việc xây dựng lực lượng này mạnh sẽ rất ý nghĩa trong việc phối hợp hiệp đồng chiến đấu với hải quân…

Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở TN-MT Bình Dương

Ông Cao Minh Huệ - nguyên giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Dương ngày 29/10 đã bị cơ quan CSĐT bắt tạm giam để làm rõ hành tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cầu Đuống lại “kêu” vì... cầu Thăng Long

Trong kế hoạch phân luồng phương tiện để sửa cầu Thăng Long, từ 23/10, Sở GTVT Hà Nội không cho các phương tiện “giãn”sang cầu Đuống. Thế nhưng 5 ngày qua, lượng phương tiện vẫn đổ dồn về đây khiến cây cầu này lại “run” lên.

Quảng Ngãi: Núi lở, 270 học sinh, giáo viên bị đe dọa tính mạng

Trường học của hàng trăm học sinh cấp 1, 2 Trà Lãnh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi có thể bị chôn lấp bất cứ lúc nào, do ngọn núi kế bên bất ngờ nút toác...

Nâng đường, nhà biến thành hầm

Tại TP.HCM, không ít căn nhà “bỗng dưng” trở thành hầm khi phần lớn nhà lọt thỏm xuống so với mặt đường sau mỗi lần các cơ quan chức năng tiến hành nâng đường, làm cầu.

Máy bay Vietnam Airlines nổ bánh khi hạ cánh

Chiều qua, một chiếc máy bay của Vietnam Airlines (VNA) xuất phát từ TP.HCM đã bị nổ lốp phía trước khi hạ cánh xuống sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan).

Chưa chấp thuận phương án thu phí trạm xa lộ Hà Nội

Ngày 28/10, ông Lê Toàn - Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản trình UBND TP về việc thu phí giao thông trên xa lộ Hà Nội. Theo ông Toàn, phương án không thu phí các xe qua liên tỉnh lộ 25B mà Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) đưa ra đã không được sự đồng thuận của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM.

Học bổng Thụy Sĩ về nghiên cứu phát triển

Khóa học kéo dài 36 tuần và được chia làm ba giai đoạn, trong đó giai đoạn cuối những sinh viên đạt kết quả yêu cầu sẽ hoàn thành chương trình học tại Geneva, Thụy Sĩ. Chương trình Thạc sĩ Quốc tế về Nghiên cứu Phát triển (IMAS), hợp tác giữa Viện giáo dục sau đại học về Các Vấn Đề Quốc Tế và Phát triển của Thụy Sĩ (IHEID) và Trung Tâm Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AITVN) hiện đang tuyển sinh cho khóa học 2010-2011.

Triển khai KĐT mới nam Linh Đàm và Mai Trai - Nghĩa Phủ

Thủ tướng vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị (HUD) tiếp tục triển khai tại Hà Nội Dự án Khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm và Khu đô thị mới Mai Trai - Nghĩa Phủ (thị xã Sơn Tây).

Thanh tra Bệnh viện Đa khoa Tây Đô

Đợt thanh tra này kéo dài 30 ngày nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định của Luật Doanh nghiệp trong công tác quản lý và điều hành tại bệnh viện, làm rõ đơn tố cáo đối với ông Diệp Thanh Bình, đồng thời xác định những thiếu sót, sai phạm (nếu có) và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan...


Thoát án nhờ… quá mập?


(NLĐO)- Một người đàn ông Mỹ bị kết tội giết chết con rể cũ đang được bào chữa bằng một cách dường như chỉ có trong tiểu thuyết: ông ta không thể thực hiện hành động sát nhân vì cân nặng gần 130kg của mình!

Ông Edward Ates cao 1,76m nhưng nặng gần 130kg. Luật sư bào chữa Walter Lesnevich cho rằng thân chủ của mình không đủ năng lượng cần thiết để bắn chết Paul Duncsak – một quản trị viên ngành dược 40 tuổi – theo lập luận của công tố viên.

Nghi phạm Edward Ates với cân nặng gần 130kg (Ảnh: AP)

Paul Duncsak và con gái ông Ates ly dị năm 2005. Lúc Duncsack bị giết năm 2006, hai người đang vướng vào một vụ tranh chấp. Các công tố viên buộc tội ông Ates đã lái xe từ Fort Pierce, bang Florida (Mỹ) đến ngôi nhà trị giá 1,1 triệu USD của Duncsak tại Ramsey (cách khu Manhattan, New York khoảng 25 dặm) vào tháng 8-2006 và bắn chết Duncsak khi ông này vừa từ nơi làm việc về đến nhà.

Lúc đó, Duncsak vừa bước vào nhà vừa nói chuyện với bạn gái qua điện thoại di động thì bị bắn chết. Nghe thấy tiếng thét của Duncsak, một người hàng xóm đã gọi 911. Cảnh sát đến chỉ vài phút sau đó nhưng thủ phạm đã bỏ trốn. Cảnh sát nhanh chóng nghi ngờ ông Ates và tìm thấy ông ta tại nhà mẹ ở Sibley, bang Louisiana 24 tiếng sau.

Theo luật sư Lesnevich, đường đi của các viên đạn cho thấy ông Ates không thể là hung thủ. Duncsak bị bắn 6 phát khi đang bước xuống hành lang. Muốn bắn được như vậy, hung thủ phải bắn phát đầu tiên từ một cầu thang dẫn xuống tầng hầm. Những viên đạn sau đều nhắm vào đầu Duncsak chứng tỏ hung thủ phải chạy lên cầu thang, mà điều này ông Ates không thể làm được với tình trạng sức khỏe tệ hại.

Luật sư Walter Lesnevich lập luận khi vụ án xảy ra vào năm 2006, ông Ates đã 62 tuổi. Thêm vào đó, ông này mập quá, dẫn tới các chứng bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ và các biến chứng của béo phì, nên không thể chạy lên cầu thang để sát hại con rể cũ.

Chưa hết, Lesnevich cũng khẳng định Ates không thể xóa hết dấu vết và trốn khỏi hiện trường khi mà cảnh sát đã ập đến chỉ vài phút sau đó. Ông ta cũng không đủ sức lái xe một mình suốt 21 tiếng đồng hồ để trốn đến nhà mẹ mình tận bang Louisiana.

Trong phiên xử ngày 28-10, bác sĩ cho biết chạy lên cầu thang sẽ khiến ông Ates khó thở và bị run, khó mà giữ cho cổ tay thẳng để bắn chính xác vào ai đó từ khoảng cách xa.

Trong khi đó, lập luận của các công tố viên dựa trên ghi âm điện thoại di động, phân tích pháp y và một ít chứng cứ hiện trường. Dù vậy, họ vẫn khẳng định sẽ giành nhiều phần thắng hơn.

Các công tố viên chỉ ra ông Ates đã mua nhiều quyển sách hướng dẫn chế tạo bộ phận giảm thanh cũng như dò tìm trên Internet cách trở thành một kẻ ám sát hoàn hảo.

Mẹ của Duncsak cũng khai rằng ông Ates trở nên thù hằn con trai mình kể từ khi Duncsak từ chối cho cha vợ cũ vay 250.000USD.

Phiên tòa sẽ còn tiếp tục trong ngày 29-10. Nhận xét về cách bào chữa lạ đời trên, công tố viên thành phố Houston (bang Texas, Mỹ) David Berg cho biết ông chưa bao giờ nghe tới kiểu biện hộ như vậy nhưng có thể có tác dụng nếu khớp với thực tế.


Chủ động và nỗ lực


(ANTĐ) - Chủ động, linh hoạt trong các phương án phân luồng phương tiện; nỗ lực, quyết tâm cao trong thực hiện các giải pháp, mục tiêu “chống nguy cơ ùn tắc” trên cầu Thăng Long trong thời gian thi công sửa chữa đã và đang được các lực lượng chức năng thực thi hiệu quả. Mỗi ngày, để đảm bảo giao thông thông suốt trên cầu Thăng Long, có hơn 200 CBCS lực lượng CSGT - CATP Hà Nội, Thanh tra GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam ứng trực làm nhiệm vụ 24/24h.

>>> Phân luồng giao thông sửa cầu Thăng Long

>>> Xuất hiện những bất hợp lý

Phương án phân luồng giao thông phục vụ sửa chữa mặt cầu Thăng Long chính thức bắt đầu thực hiện từ ngày 23-10. Xác định tính chất huyết mạch của cầu Thăng Long là trục đường quan trọng cửa ngõ phía Tây thành phố, Phòng CSGT CATP Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo ATGT trong thời gian thực hiện thi công sửa chữa cầu. Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc - Trưởng phòng CSGT - CATP Hà Nội cho biết, “Kế hoạch triển khai của Phòng CSGT xác định những mục tiêu hết sức cụ thể. Đó là: Đảm bảo các phương tiện qua cầu đúng đối tượng, không để xảy ra tắc đường, hạn chế ùn ứ và TNGT. Chủ động bố trí lực lượng tại các tuyến đường liên quan đến việc phân luồng của cầu Thăng Long; đặc biệt phải đảm bảo thông tuyến trong bất kể tình huống nào khi có đoàn xe ưu tiên qua cầu. Cùng với đó, các lực lượng tham gia kế hoạch phải phát huy tính chủ động, nhịp nhàng trong giải quyết các tình huống, chấp hành nghiêm quy trình, thái độ kiên quyết và văn minh trong khi thi hành công vụ”.

Thời điểm hiện nay, trên toàn tuyến đường dẫn hai lối lên cầu Thăng Long và trên mặt cầu có tổng cộng 21 chốt ứng trực của lực lượng liên ngành CSGT, Thanh tra giao thông - Sở GTVT Hà Nội và Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia tích cực của công an các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm. Ngoài ra trên toàn địa bàn thành phố, các đơn vị công an đều được quán triệt và triển khai phương án phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện quá tải trọng qua cầu Thăng Long.

Trước thời điểm thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT đã cho in 16 vạn tờ rơi với nội dung hướng dẫn phân luồng đối với các phương tiện tham gia giao thông qua cầu Thăng Long và phát đến các nhà xe tại các bến xe trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào bến xe lớn như Mỹ Đình, Hà Đông. Cùng với biện pháp tuyên truyền, một kế hoạch tổng thể về bố trí lực lượng tại chỗ, phân luồng từ xa cũng đã được thực thi. “Trọng tâm chính là đảm bảo giao thông trên cầu Thăng Long, nhưng chúng tôi cũng đã tính toán đến nguy cơ có thể gây ùn ứ, thậm chí ùn tắc ở những tuyến, đường mà phương tiện được điều chỉnh đi tránh cầu Thăng Long như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Trung Hà... Vì vậy ở những tuyến, đường này, lực lượng CSGT tập trung xử lý triệt để phương tiện dừng đỗ sai quy định, phối hợp với các lực lượng khác giải tỏa cơ bản vi phạm hành lang đường bộ” - Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc cho biết.

Những ngày vừa qua, CBCS làm nhiệm vụ tại chỗ có trách nhiệm cập nhật, báo cáo theo giờ, theo ngày tình hình giao thông trên cầu về ban điều hành giao thông cầu Thăng Long, đặc biệt là nguyên nhân gây ùn ứ, để ban điều hành kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ. Trao đổi với PV ANTĐ hôm qua 27-10, ông Đỗ Tuấn Anh - Phó chánh Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam, người trực tiếp chịu trách nhiệm phụ trách phân luồng cầu Thăng Long cho biết, từ khi phương án phân luồng được triển khai đến nay, đã có 3 văn bản điều chỉnh kế hoạch phân luồng, cấm phương tiện qua cầu được Sở GTVT Hà Nội ban hành. Những văn bản điều chỉnh này xuất phát từ thực tế trên cầu và bước đầu đã thu được những kết quả hết sức tích cực.

Đây vừa là nhiệm vụ được lãnh đạo thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đặt ra với các lực lượng chức năng nhưng cũng là kết quả được duy trì từ khi triển khai phương án phân luồng đến nay. Tại đầu phía Bắc cầu Thăng Long, chiều 27-10, trao đổi với PV ANTĐ Trung tá Nguyễn Văn Tuấn - Đội phó Đội CSGT-TT CAH Đông Anh cho biết, “Nhiệm vụ chính của các chốt trực là chống ùn tắc, ùn ứ trên cầu và hướng dẫn, xử lý những trường hợp cố tình vi phạm quy định phân luồng. Ngày đầu tiên triển khai, xuất hiện hiện tượng vi phạm của một số xe tải. Nguyên nhân do lái xe đi đường nhánh ra, thậm chí cố tình vượt qua cầu. Những trường hợp này đã bị lực lượng ứng trực kiên quyết dừng chặn, nhắc nhở và yêu cầu họ quay xe lại. Đến hôm nay, hiện tượng “nhầm đường” cơ bản đã chấm dứt”.

Liên quan đến công tác bố trí lực lượng tại chỗ và phân luồng từ xa đối với các phương tiện lên cầu Thăng Long, thông tin mà PV ANTĐ cập nhật tại Phòng CSGT là cho đến trước ngày 23-10, Ban chỉ huy Phòng CSGT đã làm việc với Công an các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn và Phòng CSTT. Theo đó, các điểm giao cắt với đường dẫn lên cầu Thăng Long, từ nút giao thông trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia (huyện Từ Liêm) - qua cầu Thăng Long - đến ngã tư Nam Hồng (huyện Đông Anh), đều có các chốt chặn để hướng dẫn các xe từ đường nhánh ra không được lên cầu. Một tổ CSGT được bố trí hoạt động cơ động trên toàn tuyến 24/24h để nhắc nhở, xử lý những phương tiện cố tình vi phạm. 2 đầu cầu và chính giữa cầu Thăng Long đều có xe cứu hộ của CSGT để xử lý tức thời sự cố có thể xảy ra.

Các chốt kiểm tra, hướng dẫn phân luồng được dựng lên từ xa để đảm bảo TTATGT

Theo ghi nhận của PV ANTĐ từ lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên cầu Thăng Long, tình huống ùn ứ duy nhất xảy ra trong 5 ngày qua là hôm đầu tiên triển khai phân luồng. Do thói quen của người điều khiển phương tiện, nhất là lưu lượng xe qua cầu quá đông nên đã “ứ” trên cầu vào đầu giờ sáng 23-10. Ngay ngày hôm sau, Sở GTVT Hà Nội đã có sự điều chỉnh hợp lý quy định cấm phương tiện qua cầu, nên hiện tượng ùn ứ đã không tái diễn. Một sự điều chỉnh linh hoạt khác có thể thấy là ngay trên mặt cầu, có đoạn vẫn được bố trí để xe ôtô được phép đi 2 làn. Khi đến gần khu vực sửa chữa có dạng “nút chai”, các phương tiện được điều chỉnh đi thành 1 luồng và cách nhau một khoảng nhất định.

Hơn 1 tiếng đồng hồ có mặt trên cầu Thăng Long chiều hôm qua, từ 17h đến 18h, nhóm PV ANTĐ chứng kiến giao thông trật tự của các phương tiện qua lại. Ngay cả ở khu vực thi công, các xe vẫn chạy với tốc độ chậm chứ không hề bị dừng lại. “Tín hiệu giao thông tích cực này được duy trì từ ngày 24-10; đường không tắc, phương tiện vi phạm hầu như không có, khiến anh em chúng tôi dù vất vả ứng trực nhưng vẫn rất phấn khởi”, ông Vũ Đình Hiệp - Thanh tra Sở GTVT được tăng cường về trực chốt ở điểm ngã ba Ciputra - Phạm Văn Đồng hồ hởi nói.

Phía trước là khoảng thời gian khá dài để hoàn thành việc sửa chữa cầu Thăng Long. Bên cạnh sự điều chỉnh hợp lý các kế hoạch phân luồng, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn phương tiện, rất cần tính toán đến việc phân bổ lực lượng để tình hình giao thông trên cầu Thăng Long được đảm bảo thông suốt. Một yếu tố quan trọng có lẽ cũng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, đó là ý thức của người điều khiển phương tiện mỗi khi qua cầu!

(Từ ngày 23-10-2009 đến 30-1-2010)

1/ Đối với xe tải:

Cấm xe có trọng lượng toàn bộ trên 0,5 tấn qua cầu trong giờ cao điểm từ 6h đến 8h30, buổi chiều từ 16h đến 20h00; cấm xe tải có trọng lượng toàn bộ từ 3,5 tấn trở lên và xe máy đi qua cầu từ 5h đến 22h; xe tải có trọng lượng toàn bộ nhỏ hơn 3,5 tấn được qua cầu từ 9h đến 16h, 20h đến 5h sáng. Từ 22h đến 5h sáng, tất cả các loại xe ôtô qua cầu bình thường.

Trong thời gian cấm qua cầu Thăng Long, các loại xe được phân luồng như sau:

* Xe tải có trọng lượng toàn bộ nhỏ hơn 16 tấn đi theo hướng Bắc Thăng Long đến Vực Đê-Quốc lộ 3-cầu Đuống-cầu Thanh Trì vào nội thành và ngược lại.

* Xe tải có trọng lượng toàn bộ từ 16 tấn trở lên từ khu vực phía Nam qua sông Hồng: Đi từ Quốc lộ 6-Quốc lộ 21 qua cầu Trung Hà; đường Láng đi Hòa Lạc và Quốc lộ 21; đường Phạm Hùng đi Quốc lộ 32 và đi cầu Trung Hà.

Từ khu vực phía Bắc qua sông Hồng: Đi từ Quốc lộ 3 - Quốc lộ 18 (mới)-Quốc lộ 1 (mới) đến cầu Thanh Trì; đi từ Quốc lộ 2 đến Quốc lộ 18 (mới)-Quốc lộ 1 (mới) đi cầu Thanh Trì.

2/ Đối với xe khách:

Cấm xe khách đi qua cầu Thăng Long (trừ những xe khách đón, trả khách tại Bến xe Mỹ Đình và Bến xe Hà Đông)

3/ Đối với các loại xe môtô, xe máy, xe thô sơ đi theo hệ thống đường gom vào tầng dưới cầu, không đi lên tầng trên cầu Thăng Long (24/24h hàng ngày); xe thồ được hoạt động từ 19h đến 5h sáng.


Hạn chế tiếp khung giờ với xe tải qua cầu Thăng Long


Trước tình trạng ùn tắc trên cầu Thăng Long những ngày qua, Sở Giao thông Vận tải (GT-VT) Hà Nội quyết định điều chỉnh bổ sung cho phương án phân luồng cầu Thăng Long.

Theo đó, từ hôm nay, thay vì được lưu thông trên cầu Thăng Long vào mọi thời điểm như trong phương án phân luồng ngày 23/10, xe tải có tổng trọng lượng dưới 0,5 tấn tấn không được phép đi qua cầu Thăng Long trong thời gian: 6h - 8h30, 16h - 20h.

Các xe tải có tổng trọng lượng hơn 0,5 tấn không được qua cầu vào ban ngày mà chỉ đi từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau (phương án cũ là đi trong thời gian: 8h30 - 16h, 20h - 6h hôm sau).

Sở GT-VT cũng tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện tại nút Giải Phóng - Pháp Vân. Cụ thể, các xe từ đường Giải Phóng đi cầu Thanh Trì, đi theo đường Pháp Vân - Ngọc Hồi, quay đầu tại nút Quốc Bảo - Ngọc Hồi đi lên cầu Thanh Trì. Phương tiện từ cầu Thanh Trì đi quốc lộ 1A (đường Ngọc Hồi) đi theo hướng Pháp Vân - Ngọc Hồi - quốc lộ 1A.


Lại rối ở Bệnh viện Tây đô


TT - Tại cuộc họp hội đồng thành viên Bệnh viện Tây Đô (Cần Thơ) sáng 27-10, ông Cao Trường Thọ và BS Trần Đình Dung cùng ba thành viên góp vốn của Công ty TNHH Bệnh viện Tây Đô bị bảo vệ chặn lại tại chân cầu thang và kiên quyết không cho vào cuộc họp được xem là bất thường này.

Ông Cao Trường Thọ cho biết đây là nhóm bảo vệ thuộc một công ty vệ sĩ được chủ tịch HĐQT Diệp Thanh Bình thuê. Luật sư đại diện của một thành viên góp vốn tham gia buổi họp nói nguyên nhân xảy ra sự việc là do mâu thuẫn giữa ông Diệp Thanh Bình và các thành viên góp vốn.

Mâu thuẫn này xuất phát từ công tác điều hành bệnh viện của ông Bình thiếu minh bạch về mặt tài chính. Các thành viên góp vốn còn bức xúc việc họ không được mời họp các cuộc họp hội đồng thành viên.

Nói về những thắc mắc này, ông Diệp Thanh Bình cho hay buổi họp hôm qua là họp hội đồng thành viên sáng lập chứ không phải đại hội cổ đông theo quy định. Có những người không mời mà cứ đến và quấy rối nên cần phải cho bảo vệ ngăn lại, chỉ cho những người có giấy mời được phép lên phòng họp.

Về việc tranh chấp quyền điều hành công ty giữa chủ tịch HĐQT Diệp Thanh Bình và tổng giám đốc bệnh viện Nguyễn Minh Hoàng, ông Bình nói sắp tới (ngày 29-10) sẽ có đoàn thanh tra của Sở Kế hoạch - đầu tư TP Cần Thơ hướng dẫn cách xử lý chung cho công ty.


Giấc ngủ ngày quanh bệnh viện


(PL)- Vật vã trắng đêm để chăm sóc người thân đang điều trị nhưng tại nhiều bệnh viện, đa số thân nhân bệnh nhân đều không thể tìm được nơi ngả lưng vào ban ngày.

Khi hầu hết các bệnh viện tại TP.HCM đều không có nơi nghỉ cho thân nhân, nếu có thì rất tạm bợ và chật hẹp, ẩm thấp.

Để tranh thủ chợp mắt, phần lớn thân nhân bệnh nhân chọn một góc khuất của bệnh viện. Nhưng cũng có người thì đụng đâu ngủ đó, mặc khung cảnh ồn ào và làm mồi cho trộm cắp, móc túi. Những giấc ngủ ấy cũng vất vả, khổ sở không kém người bệnh.

Lối cầu thang chật hẹp nhưng có đến bốn người - vợ chồng và một mẹ, con cùng ngủ. (Ảnh chụp tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1)

Bất chấp vị trí nằm rất chênh vênh, người đàn ông này vẫn ngủ li bì. (Ảnh chụp tại Bệnh viện Chợ Rẫy)

Không chỉ trong nhà, phía công viên Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng luôn đông người say giấc như thế này.

Người phụ nữ này thì cẩn thận hơn, tìm góc bằng phẳng dưới cầu thang khoa Chấn thương sọ não (Bệnh viện Chợ Rẫy). Hành lý để ngay trên đầu đề phòng kẻ gian nhưng say giấc thế này thì cũng chưa biết chừng...


'Sốt' đất dự án Mê Linh


Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây ở Hà Nội đang chững lại vì chính sách thu thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất nền thì đất ở khu vực Mê Linh, đất dự án đã tăng giá chóng mặt trong vòng 2 tuần gần đây. Giới đầu tư BĐS nhận định, khu vực Mê Linh và Bắc Thăng Long sẽ còn tiếp tục nóng nữa và là một địa chỉ tiềm năng cho những nhà đầu tư đi trước đón đầu bởi giá đất ở phía Tây đã đắt tới đỉnh điểm trong khi hệ thống hạ tầng tại cầu Thăng Long- Nội Bài đang ngày càng cải thiện và giá lại rấ hấp dẫn.

Đất "sốt" chóng mặt

Dạo quanh một vòng các sàn giao dịch BĐS, phóng viên ghi nhận, giá đất dự án ở khu vực Mê Linh, dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài đang sốt lên từng ngày. Một nhân viên môi giới tại Sàn giao dịch Cienco 507 ở số 38 Nguyễn Phong Sắc (sàn giao dịch này của chủ đầu tư dự án Cienco 5 - Mê Linh) cho biết:" Khách tìm đến hỏi đất ở Mê Linh rất đông, bao gồm cả nhà đầu tư và người có nhu cầu ở thực. Giao dịch thành công tăng lên nhanh chóng, có ngày chúng tôi không đủ ô đất liền kề nào để giới thiệu cho khách hàng". Tại đây, chị Vân Anh, một nhà đầu tư BĐS ở Hà Nội vừa lật từng trang bản đồ dự án vừa than vãn :"Vài ngày trước, Hà Nội bị chịu ảnh hưởng của cơn bão số 10, tôi không kịp tới xem đất vậy mà quay trở lại, mỗi một lô đất liền kề, giá đã tăng lên cả trăm triệu đồng/lô".

Còn tại Sàn giao dịch BĐS ở phố Đào Tấn, một khách hàng từ Phúc Yên-Vĩnh Phúc thổ lộ:"Tôi thấy giá đất ở khu đô thị Cienco5 tăng rất nhanh, từ 6 triệu đồng/m2 giờ đã tăng lên 9 triệu đồng/m2 rồi nhưng vẫn quyết định mua ngay bởi tôi tìm khắp các dự án ở Hà Nội, chẳng nơi nào có giá 9 triệu đồng/m2. Với giá này, mua tại Phúc Yên cũng còn khó khăn, huống gì đất Thủ đô". Rất nhiều khách hàng cũng quyết định rất nhanh khiến các nhân viên tại sàn làm việc khá bận rộn. Còn tại Sàn giao dịch bất động sản IMG (số 161 phố Chùa Láng), một nhân viên môi giới cho biết:"Điều làm tôi ngạc nhiên là hầu hết khách hàng tới đây đều không cần tư vấn nữa, họ rành rẽ thông tin hơn chúng tôi rất nhiều. Tất cả chủ yếu là chọn lô và ưng ý về giá cả là đặt tiền mua ngay.Có người khách từ Hưng Yên, đồng ý giá cả xong, quay ra ngân hàng lấy tiền thì lô đất đó đã bán mất rồi". Tại đây, những lô đất liền kề có diện tích 95m2, 100m2 có mặt tiền 5m2, hướng Nam, Đông, Bắc là bán "chạy" nhất. Đất biệt thự có giá rẻ hơn (khoảng 6.5 triệu đồng/m2) nhưng vì diện tích quá lớn nên bán chậm hơn các khu nhà phố liền kề.

Bên cạnh đất dự án của Khu đô thị loại 1 Cienco 5 Mê Linh, đất ở khu biệt thự Hà Phong cũng tăng lên đáng kể. Cách đó không xa, khu biệt thự Minh Giang- Đàm Và cũng "cháy" hàng. Giá gốc chủ đầu tư bán ra cách đây 1 tháng chỉ có 5.5 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại người ra đã giao dịch sang tay là 7-8 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Giá vẫn còn tăng?

Để lý giải cho hiện tượng tăng nóng đất ở các khu dự án huyện Mê Linh- Hà Nội, phóng viên đã đi tận nơi tìm hiểu thực tế. Điều chúng tôi ghi nhận là đường giao thông đi từ đường Hoàng Quốc Việt lên khu vực này khá thuận tiện, chỉ mất 15 phút đi ô tô và 20 phút nếu đi xe máy bởi đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài rất thông thoáng. Thời gian đi từ Mê Linh tới hồ Hoàn Kiếm nhanh hơn rất nhiều đi từ các khu đô thị phía Tây lên trung tâm thành phố bởi phía Tây phải trải qua nhiều tuyến đường nội đô đông đúc. Từ đường cao tốc rẽ vào khu đô thị Cienco5 và khu Hà Phong chỉ 1km. Đường giao thông vào khu đô thị rộng 100m2 đã làm đẹp, xe chạy hai làn. Cơ sở hạ tầng như điện, nước, cầu cống, đường xá đã hoàn thiện tới từng lô đất. Một nhân viên thuộc Ban quản lý dự án Cienco 5 cho biết:" Chỉ vài tháng nữa giao đất là người mua nhà đã có thể xây ở ngay". Bên cạnh đó, khu biệt thự Hà Phong cũng đã hoàn thiện 100% cơ sở hạ tầng, nhiều người đã nhận đất và xây biệt thự.

Các nhà đầu tư tìm đến Mê Linh để xem đất rất đông. Anh Trần Hưng, một nhà đầu tư BĐS cá nhân tại Hà Nội thừa nhận:" Các dự án ở Mê Linh có tiến độ rất tốt bởi việc giải phóng mặt bằng đơn giản hơn nhiều so với khu vực phía Tây. Đi thực địa tại khu Cienco 5, tôi cho rằng 70% cơ sở hạ tầng ở đây đã hoàn thiện là một tín hiệu đáng mừng. Mua đất như vậy yên tâm hơn bởi nhiều trước thực trạng các dự án hiện nay nhiều chủ dự án chỉ bán nhà trên giấy chứ mặt bằng vẫn chưa giải phóng xong, thậm chí chưa có đường vào khu đô thị, mua như vậy rất mạo hiểm". Còn một khách hàng ở quận Hà Đông vừa mua 2 lô liền kề ở Cienco 5 cho biết:"Giá đất ở khu vực dân cư tại các xã Tiền Phong, Đại Thịnh đã lên tới 11 triệu-12 triệu đồng/m2 nên tôi thấy giá đất dự án là 8 triệu rất hợp lý". Nhiều nhà đầu tư cho biết, họ đã bán đất ở những có giá tới đỉnh điểm như Văn Phú ( Hà Đông), Văn Khê, Xa La...và mua ở Mê Linh. "Cần phải nhìn về dài hạn. Bán một lô đất ở khu Văn Phú, tôi đã đủ tiền mua 5 lô đất ở đây. Chỉ vài năm nữa thôi, khi đông đúc người ở thì chắc chắn mức giá đất dự án loại 1 như Cienco 5 còn tăng lên rất nhiều bởi với diện tích gần 50ha, chủ đầu tư dự kiến tạo quỹ nhà ở cho khoảng 10.000 người", chị Thu Trang, ở quận Thanh Xuân nhận định.

Cũng giống như cơn sốt đất mới đây ở khu vực Gia Lâm sau khi cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy đi vào sử dụng, rất nhiều khách hàng cho biết, khi dự án cầu Nhật Tân hoàn thành, việc rút ngắn thời gian đi lại khiến cho đất ở khu vực Mê Linh sẽ còn tăng giá. Đó là chưa kể, trong quy hoạch tổng thể khu đô thị Mê Linh được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt ngày 13/12/2004 cho thấy: bên cạnh các tuyến đường quốc lộ 23, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, các khu đô thị mới ở Mê Linh còn nằm giữa các tuyến đường vành đai 3 và 4, đảm bảo việc lưu thông giữa khu đô thị với các vùng lân cận. Một lý do khiến đất ở đây tăng giá là nhiều khách hàng đã mất niềm tin vào chất lượng các khu nhà chung cư ở khu vực nội thành."Trong khi chất lượng xây dựng không được đảm bảo thì mua đất xây nhà ở ngoại thành sẽ yên tâm hơn nhiều", chị Trang nói.

Tuy nhiên lý do đó chưa phải là quan trọng nhất khiến đất dự án ở nơi này nóng lên. Có lẽ đối với dân đầu tư thì thông tin HUD đã giao cho đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng (HUD-CIC) lập đề án triển khai thực hiện khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh mới là một yếu tố thúc đẩy giá cả. Nhiều nhà đầu tư cho biết, HUD là một chủ dự án có uy tín nhất là chính sách chăm sóc khách hàng "hậu" dự án rất tốt. Với dự án đô thị Thanh Lâm- Đại Thịnh (Mê Linh) nằm ở vị trí trung tâm các cụm khu công nghiệp như Quang Minh, Bình Xuyên, Bắc Thăng Long, HUD đã dành gần 6 ha cho dự án nhà ở xã hội. Hiện nay, HUD đang ưu tiên các nguồn lực để triển khai sớm dự án này, góp phần giải quyết áp lực về chỗ ở cho những đối tượng nằm trong chương trình nhà ở xã hội của Hà Nội. Khi dự án án này hoàn thành, sẽ kéo giá đất ở những dự án lân cận lên mức cao hơn.

Cũng cần phải nói tới lợi thế của đất dự án Mê Linh trước việc Bộ Tài Chính áp dụng thông tư 161 về thu thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng BĐS. Phân tích của một khách hàng khá đúng "Trong khi đất dự án ở phía Tây cách Hà Nội cũng tới 15km đã lên tới 20 triệu (giá gốc chỉ 6 triệu), tiền thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng rất lớn thì việc vào tên hợp đồng chính chủ với giá chênh lệch còn thấp như ở Mê Linh lợi thế hơn nhiều.

Chưa ai đoán định đến bao giờ đất Mê Linh sẽ dừng cơn sốt nhưng ít nhất đất dự án ở đây cũng chứng minh rằng, khi nhà đầu tư chóng mặt với giá ảo thì người ta sẽ tìm tới những vùng đất còn nhiều tiềm năng với giá trị sát thực hơn với người cần nhà ở. Các nhà đầu tư sáng suốt chắc chắn sẽ tìm cách đi trước để đón đầu thị trường thay vì đi theo những quan niệm và xu hướng nhất thời.

Hoàng Anh


Sửa cầu Thăng Long, giao thông hỗn loạn


TP - Trong mấy ngày qua, kể từ khi cơ quan chức năng sửa chữa mặt cầu Thăng Long, giao thông cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô trở lên hỗn loạn.

Tắc đường trên đường dẫn lên cầu Thăng Long. Ảnh: N. Tú Hầu hết các ngã ba, ngã tư và các điểm giao thông quan trọng như: Hoàng Quốc Việt- Phạm Văn Đồng, các nút giao cắt với Quốc lộ 18, Quốc lộ 2,... đều có điểm chốt của Thanh tra Giao thông và CSGT để phân luồng và hướng dẫn người tham gia giao thông từ xa. Tuy nhiên, kể từ ngày triển khai đến nay, tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra ở khu vực cửa ngõ thủ đô. Sáng qua, theo ghi nhận của PV, càng đến gần khu vực cầu Thăng Long, giao thông càng tắc nghẽn. Từ đường Phạm Văn Đồng đoạn giao cắt với đường Nguyễn Hoàng Tôn đến chân cầu Thăng Long, ôtô các loại nối đuôi nhau, nhích từng bước. Ngay trên cầu Thăng Long, dù chỉ một số loại xe ôtô được qua cầu trong giờ cao điểm nhưng vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài trong hàng giờ. Từ khi rào chắn để thi công, tại khu vực cầu Thăng Long đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Sáng qua, cũng có một vụ va chạm giữa hai xe ôtô trên khu vực cầu buộc phải dùng xe chuyên dụng giải cứu . Ngay trong ngày đầu tiên tổ chức phương án phân luồng cũng xảy ra vụ tai nạn giữa hai ô tô, làm cho hai đầu cầu Thăng Long ùn tắc nghiêm trọng. Kế hoạch tổ chức phân luồng giao thông phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện từ ngày 23/10. Các loại xe tải từ 0,5 -16 tấn bị cấm qua cầu trong những giờ cao điểm (từ 5 giờ đến 22 giờ). Ô tô khách trên 12 chỗ ngồi chỉ được phép qua cầu từ 22 giờ đến 5 giờ sáng. Xe thô sơ phải đi tầng dưới của cầu. Cùng với lệnh cấm, lực lượng liên ngành gồm Thanh tra GTVT, CSGT, CSTT với các trang thiết bị, biển báo hiệu chỉ dẫn giao thông, có mặt tại các điểm chốt để phân luồng, đảm bảo giao thông cho khu vực cầu Thăng Long. Tuy nhiên, lệnh cấm dường như không có hiệu lực. Xe tải, xe khách thuộc lệnh cấm trong giờ cao điểm vẫn rồng rắn qua cầu. Khoảng 4 giờ chiều qua chưa phải là giờ cao điểm nhưng nhiều xe ôtô tải trọng lớn, xe khách vẫn nối nhau qua chốt kiểm soát của lực lượng liên ngành để lên cầu Thăng Long. Ông Lương Quốc Khánh, Thanh tra Giao thông Vận tải làm nhiệm vụ chốt trực đầu cầu (khu vực từ trung tâm Hà Nội đi Nội Bài), phân trần: “Đây là tuyến giao thông huyết mạch vào trung tâm thủ đô, việc ùn tắc thời điểm này là không thể tránh khỏi vì cầu đang sửa chữa. Dù cấm xe khách, xe tải trong giờ cao điểm, nhưng không có chế tài xử lý xe vi phạm trong khi mật độ tham gia giao thông cao nên việc có xe bị cấm vẫn qua cầu là điều không tránh khỏi”. Nhiều người lo ngại, giao thông cửa ngõ thủ đô trong mấy ngày đầu với phương án phân luồng, điều tiết giao thông để sửa mặt cầu đã trở nên hỗn loạn, liệu trong thời gian ba tháng thi công còn lại, tình hình sẽ ra sao?


Bán nhà 4 tầng


Bán nhà 4 tầng mặt phố Hoa Bằng giá 5,4 tỷ, gần khu Chelsea Park phố Trung Kính quận Cầu Giấy, Hà Nội.

CôngThương - Diện tích là 70 m2 x 4 tầng, nhà xây đẹp chắc chắn, hai mặt thoáng, có sân cổng rộng 10m, mặt tiền 4,3m, hướng Tây Bắc, đường + vỉa hè rộng, ôtô 7 chỗ vào nhà toàn bộ cửa, cầu thang gỗ lim, có điều hòa các phòng, tiện ở, mở cửa hàng, giấy tờ sổ đỏ chính chủ khu vực an ninh tốt dân trí cao điện nước đầy đủ. Liên hệ: 0979 619 347 hoặc 0904 948 374 (không tiếp trung gian).

C.T


Cầu Thăng Long tắc nặng


Cầu Thăng Long sáng nay kẹt cứng các loại xe cộ. Nhiều xe trong diện cấm qua cầu bị phạm luật vì đi từ sáng sớm (tầm 5h), nhưng vướng tắc nên đến 9h vẫn trên cầu.

Bắt xe buýt từ xã Cổ Nhuế đến Khu công nghiệp Bắc Thăng Long để đi làm từ 6h nhưng đến 9h hôm nay, chị Trịnh Thị Thắm, công nhân Công ty Canon vẫn chưa thể đến phân xưởng làm việc. Chị Thắm cho biết: “Bình thường với quãng đường hơn ba km từ nhà trọ đến công ty, tôi đi hết 15 phút, nhưng hôm nay mất gần ba giờ, nếu chiều vẫn tắc như thế này, có lẽ xong ca, tôi phải ở lại phân xưởng".

Sáng nay, hàng nghìn phương tiện, đa số là ô tô, chen chúc thành hàng dài vài trăm mét chờ qua cầu. Tắc xảy ra từ dốc cầu phía đường Bắc Thăng Long dẫn lên đoạn đang được sửa chữa ở giữa cầu. Do thời gian bị tắc quá lâu nên nhiều sinh viên và công nhân đi xe buýt để đi học, đi làm bị muộn giờ.

Theo nhiều người dân thường xuyên qua lại cầu Thăng Long, tuy cầu mới bắt đầu sửa chữa nhưng phạm vi được khoanh rào hơi rộng, khiến các phương tiện bị thu hẹp lối đi, gây ùn tắc.

Tắc đường cũng "báo hại" nhiều xe trong diện cấm qua cầu Thăng Long bị phạm luật vì đi qua cầu từ sáng sớm (tầm 5h), nhưng vướng tắc nên đến 9h vẫn trên cầu.

Trao đổi với Đất Việt, ông Hoàng Văn Mạnh, Phó chánh thanh tra, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, cho biết, tình trạng ùn tắc trên cầu Thăng Long diễn ra sáng nay là do có sự va chạm giữa hai xe tải xảy ra gần dốc cầu phía đường Bắc Thăng Long khiến giao thông bị ùn ứ.

Theo ông Mạnh, những ngày qua, thanh tra giao thông đã huy động gần 100 thanh tra viên để hướng dẫn, phân luồng giao thông để phục vụ việc sửa chữa cầu Thăng Long. “Tình trạng ùn tắc trên cầu sẽ giảm khi những ngày tới các phương tiện quen với việc phân luồng mới tại cầu cũng như thanh tra giao thông được tăng cường thời gian túc trực tại đây đông và thường xuyên hơn”, ông Mạnh nói.

Một số hình ảnh cầu Thăng Long ùn tắc sáng nay:


Sửa cầu Thăng Long, giao thông tắc nghẽn


Gần một tuần nay, cầu Thăng Long (Hà Nội) thường xuyên ùn tắc, hàng nghìn ôtô xếp hàng dài trên tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài.

Sáng 26/10, tuyến đường Phạm Văn Đồng dẫn lên cầu Thăng Long khá thông thoáng, tuy nhiên càng đến gần khu vực cầu, giao thông trở nên tắc nghẽn. Hơi nóng từ ống xả ôtô phả ra ngột ngạt, lẫn trong tiếng động cơ là tiếng còi xe inh ỏi.

Đoạn giữa cầu được đơn vị thi công rào 1/2 mặt đường để sửa chữa. Máy xúc đang lật tung lớp nhựa đường trên mặt cầu. Gần 2 km mặt cầu, hàng chục thanh tra giao thông, cảnh sát, nhân viên trực bảo vệ... đứng dưới nắng hướng dẫn cho các phương tiện qua lại..

"Buổi sáng, ùn tắc xảy ra ở hướng Phạm Văn Đồng - Đông Anh, buổi chiều thì ngược lại. Cầu lúc nào cũng thường trực nguy cơ ùn tắc", một nhân viên bảo vệ cầu cho biết.

Điều khiển xe đến sân bay Nội Bài đón đối tác, anh Quốc Huy cho biết, đã phải chờ 20 phút. "Đơn vị thi công cầu phải có phương án đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được thông suốt. Đây là tuyến đường nối với sân bay Nội Bài nếu tắc nghẽn kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dân", anh Huy nói.

Không chỉ xảy ra ùn tắc, từ khi rào chắn thi công, cầu Thăng Long liên tiếp xảy ra va chạm giao thông. "Sáng nay, một xe taxi chạy hướng Đông Anh - Phạm Văn Đồng gây tai nạn khiến thanh tra giao thông và cảnh sát phải dỡ rào chắn để giải tỏa ùn tắc", chị Hải nhân viên trực vệ sinh trên cầu cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Sỹ Tùng, thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: "Việc kẹt xe, ùn tắc khi đi qua cầu thời điểm này là không thể tránh khỏi. Cầu đang sửa chữa, 4 làn xe nay bị rào chắn chỉ còn một nửa. Hơn nữa đây là tuyến đường có mật độ tham gia giao thông cao".

Theo ông Tùng, mỗi ngày thanh tra Sở Giao thông Vận tải phải cử hàng chục cán bộ ra túc trực phân làn. Thừa nhận thời gian gần đây hay xảy ra va chạm giao thông nhưng ông Tùng cho rằng, đó là do lái xe bất cẩn, sốt ruột vì chờ thông đường.

Trước tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km. Phần mặt cầu trên phần đường dành cho người đi bộ được giữ nguyên trạng. Dự kiến việc sửa chữa thực hiện trong 3 tháng.

Để phục vụ cho việc sửa cầu, từ 23/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cắm biển cấm ôtô tải, xe khách qua cầu, chỉ cho phép các loại xe con, xe buýt... đi trên mặt cầu và buộc xe máy phải đi tầng dưới.

Xuân Tùng


Tái định cư trên miệng vực


TP - Không riêng mùa mưa lũ mà quanh năm, người dân tái định cư (TĐC) để xây các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam luôn trong tình trạng bất an bởi đói rét, bệnh tật và nguy cơ sạt lở. Nhiều kiến nghị vẫn rơi vào im lặng…

Vượt mấy cái dốc dựng đứng mới vào được làng TĐC Pachepalanh (xã Màcooih – huyện Đông Giang). Cách đây ba năm, khu chung cư giữa đại ngàn Trường Sơn này vàng ươm trong nắng, giờ xập xệ, mốc meo và chênh vênh bên miệng vực. Hầu như ai trong số 257 hộ dân khi được hỏi đều lắc đầu: Sống ở đây khổ lắm, cơm không có ăn, ngày đêm lo núi lở. Thấy có nhà báo đến, ông Alăng Bhrơi (64 tuổi) run rẩy vịn tay bước xuống cầu thang, nơi có nhiều đoạn thanh vịn bị gãy mục. Đó là minh chứng cho sự xuống cấp nhanh chóng của nhà TĐC thủy điện. Ông Alăng Bhrơi ái ngại: “Cầu thang gãy hết rồi, nhà bị dột. Khổ lắm”. Không riêng gì nhà Bhrơi, hơn 80 phần trăm số hộ trong 257 nhà dân đã bị hư hỏng do cầu thang làm bằng gỗ tạp, phơi nắng mưa ngoài trời. Chị Alăng Thị Bríu, đưa chân bị một vạch bầm đen, bức xúc: “Tháng trước, gỗ cầu thang bị mục, mình vừa bước xuống, gãy bậc tam cấp, ngã nhào. Đinh găm vào chân giờ vẫn còn ê ẩm”. Theo thống kê của xã Màcooih, từ đầu năm đến nay có 15 người bị ngã từ cầu thang xuống do đạp phải gỗ mục. Nhẹ thì bị đinh găm vào chân như chị Bríu, nặng thì trật khớp tay, khớp chân như Alăng Bré, Hối Lớn... Sau mấy lần bị ngã, ông Hối Lớn (Pachepalanh) phải bỏ luôn chiếc cầu thang lên xuống này - Ảnh: Nam Cường Ông Hối Lớn năm nay 87 tuổi, răng rụng tóc bạc, tháng trước rơi từ trên nhà xuống đất, giờ vẫn còn đau ở vai. Ông phải nhờ mấy trai bản trổ cho một chiếc cầu thang khác để đi. “Phải rào cái cầu thang cũ lại cán bộ ạ. Thằng cháu mình hay nghịch ngợm, nó mà ngã thì toi”. Còn hàng loạt nhức nhối khác được Phó Chủ tịch UBND xã Màcooih Alăng Quý, liệt kê: Không có đất sản xuất, dân đói, đã tiêu hết tiền đền bù vào tivi, xe máy và đặc biệt là những khu nhà chênh vênh bên sườn núi, ngày đêm cận kề nguy cơ sạt lở. Ngôi nhà số 52 của Alăng Brai bị nứt toang hoác từng đường, mặt tiền nhìn xuống là cái vực sâu hun hút nên gần như Brai chẳng còn muốn sửa sang, gia cố. Alăng Brai chán nản: “Muốn sửa sang cũng chẳng có tiền đâu cán bộ ơi. Mình đang tính đưa cả nhà ra rẫy ở”. Nhiều ngôi nhà ở thôn Alua đang trong tình trạng như thế này - Ảnh: Nam Cường Mặc dù Pachepalanh và Cutchrun đã nguy hiểm chênh vênh nhưng nói về cấp độ sạt lở còn phải thua xa hai thôn Alua và Kala (xã Dang – Tây Giang). Khi giải tỏa lòng hồ làm thủy điện A Vương, 69 hộ dân được tái định cư lên mạn ngược 4km, mặt đối diện dòng A Vương hung hãn, lưng dựa vào núi cao. Sau bão số 9, sông A Vương bị sạt lở thêm nửa mét, khiến nhiều hộ ở Alua và Kala bất an. Anh Hối Nhép có nhà bị nứt, hư cầu thang và sát ngay mép sạt lở, lo lắng: “Sống ở đây, hễ trời mưa lớn là lại nghe tiếng đất đá vỡ ầm ầm". Trưởng thôn Kala, ông Hối Giang, kể: “Ở đây được bốn năm, nhưng người dân chưa ngày nào được yên thân. Mùa mưa lo sạt lở, mùa nắng cũng nằm không ở nhà vì không có đất trồng lúa, trồng bắp”. Cũng như những khu TĐC khác, cả hai khu Alua và Kala có không dưới 10 người dân đã bị ngã vì cầu thang gãy. Ông Bríu Le – Chủ tịch xã Dang thống kê: Hộ Brước Rôn, Brước Rách, Brước Tình, Bước Tướp, Hối Le… ở thôn Alua và Hối Le, Hối Tinh, Brước Đàn, Hối Nhép... ở Kala cần phải di dời khẩn cấp. Theo ông Bh’riu Liếc, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, đầu năm nay, UBND huyện nhất trí thông qua chương trình di dời dân ở hai thôn Alua và Kala sang khu mới ở thôn Badup (xã Dang), cao ráo, sạch sẽ an toàn và không chịu ảnh hưởng bởi sạt lở. Trao đổi với PV Tiền Phong , Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - ông Bh’riu Liếc cho rằng, cần phải di dời ngay các khu TĐC thủy điện, nếu không muốn xảy ra những hậu quả đáng tiếc. “Chúng tôi kêu cứu nhiều rồi, đích thân tôi xuống tận tỉnh, ra tận Hà Nội kiến nghị, nhưng rồi sự việc vẫn vậy. Việc cần kíp trước mắt là cần phải di dời ngay, đặc biệt là khu TĐC Alua và Kala. Cấp trên không làm thì chúng tôi sẽ làm” - Ông Bh’riu Liếc nói. “Chúng tôi bỏ kinh phí, cho dân chọn mẫu nhà mà họ thích, sau đó chúng tôi sẽ thuê đơn vị thi công làm cơ sở hạ tầng, làm nhà. Đảm bảo an toàn chứ không đẩy dân lên vùng sạt lở và thi công tùy ý như thủy điện A Vương hồi xưa nữa” – Ông Liếc nói. Được biết, khu mới của hai thôn Alua và Kala ở Badup sẽ cấp đất rừng cho dân đủ làm rẫy. Ngoài ra, dân cũng sẽ có vườn để trồng cây… Dự kiến đầu năm 2010 huyện Tây Giang sẽ thi công hai khu nhà ở Badup. Không được may mắn như Alua, Kala, các hộ dân ở Pachepalanh và Cutchrun vẫn chờ di dời. Bí thư Đảng ủy xã Màcooih – ông Alăng Bàng mới đây làm báo cáo thống kê những nguyện vọng của người dân lên chính quyền cấp trên. Ông Bàng nhấn mạnh: “Mặt bằng nhà ở kiểu ruộng bậc thang không đảm bảo cho dân. Hiện nay tường nứt, nhà lún, dân đang hoang mang vì sạt lở. Ngoài ra, đã bốn năm nay, đời sống ở hai khu TĐC Pachepalanh và Cutchrun gặp rất nhiều khó khăn vì không có đất canh tác. Chúng tôi kiến nghị cần di dời gấp”.


Những video đình đám trên Internet trong tháng


Cầu thang biến thành đàn piano, cậu bé ăn vạ chuyên nghiệp, điện thoại Motorola chê iPhone... đều là những clip thu hút cả triệu lượt xem trong 30 ngày qua.

Châu An


Lung linh sắc màu đèn thủy tinh


Những chiếc đèn thủy tinh của Lucente tạo vẻ lung linh, huyền ảo trong đêm.

Độc đáo, ấn tượng và hiện đại, những mẫu đèn của Lucente luôn đem đến làn gió mới cho không gian nội thất. Thiết kế của Lucente pha trộn giữa sự sang trọng với hình dạng thực tế một cách hoàn hảo. Một trong những bộ sưu tập được yêu thích của Lucente năm nay là những chiếc đèn thủy tinh.

Với nhiều màu sắc sống động, những chiếc đèn thủy tinh vừa để chiếu sáng vừa là vật trang trí phong cách cho không gian nội thất hiện đại. Có thể trang trí trong phòng khách, bàn ăn, vườn nhà hay góc cầu thang. Kết hợp các loại đèn màu sắc khác nhau cũng là một cách sáng tạo nội thất. Bạn có thể tìm thêm thông tin về các loại đèn thủy tinh đầy màu sắc trên trang web của Lucente.

Tuấn Anh

Theo Lucente


Chữa cháy cho nhà cao tầng: Lo hoài chưa hết (kỳ I)


Hà Nội hiện có hàng trăm công trình, khách sạn, tổ hợp văn phòng, nhà chung cư cao tầng đã được đưa vào sử dụng. Tại các tòa nhà này, hầu hết đều được thiết kế, trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn vẫn luôn tiềm ẩn trong khi phương tiện chữa cháy chưa đáp ứng được...

Nấu ăn, hóa vàng ngay tại cầu thang thoát hiểm.

Cầu thang thoát hiểm biến thành nơi nấu ăn, chứa đồ

Qua khảo sát khu nhà chung cư tái định cư tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (TH-NC) điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy đó là sự lộn xộn, bừa bãi tại các khu nhà này. Quan sát thực tế tại 2 tòa nhà N2E và N2F, khu vực sân xung quanh tòa nhà, hàng quán bày bán khắp nơi, xe cộ, đồ ăn, bếp than để rất lộn xộn. Cách đó không xa, trong tầng hầm để xe, không hề có vạch sơn kẻ để phân định lối đi và nơi để xe, bàn thờ, bát hương vẫn được "bố trí" trong nhà để xe. Ngay gần đó, nơi để các phương tiện cứu hỏa đã bị 2 chiếc xe máy chặn kín. Đặc biệt, tại cầu thang thoát hiểm của tòa nhà N2F, ngoài hành lang, trên các bậc cầu thang, xe đạp, thang giường, thùng cát-tông... được các hộ dân nơi đây ngang nhiên sắp đặt, chuyển thành nhà kho cho riêng mình, thậm chí có cả hộ dân dùng bếp than nấu ăn ngay tại khu vực này. Khi được hỏi tại sao lại nấu ăn ở đây, một chị hồn nhiên trả lời: "Nấu ở đây cho đỡ khói và mùi ". Bên cạnh đó, tại hầu hết các tầng, rất nhiều hộ dân sử dụng cầu thang thoát hiểm làm nơi hóa vàng mã. Đây thực sự là những vấn đề rất đáng lo ngại cho công tác PCCC nơi đây. Không hiểu, với sự vô ý thức và thiếu trách nhiệm như vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố cháy các hộ dân này sẽ đổ lỗi cho ai?

PCCC cơ sở đã yếu còn chủ quan

Mặc dù các tòa nhà cao tầng được trang bị các phương tiện PCCC khá đầy đủ như vòi nước cứu hỏa, bình xịt, hệ thống báo cháy tự động... tuy nhiên không phải lúc nào các thiết bị này cũng có thể sẵn sàng phát huy hiệu quả khi xảy ra sự cố. Tại một số tòa nhà, các thiết bị này hầu như được trang bị với mục đích... trang trí, chứ ít khi được kiểm tra, bảo dưỡng. Hơn nữa, lực lượng cán bộ PCCC cơ sở còn quá mỏng và yếu, thậm chí còn có người chưa biết sử dụng các phương tiện chữa cháy.

Như tại khu nhà chung cư tái định cư TH-NC (gồm 18 tòa nhà), mặc dù đã thành lập đội PCCC cơ sở với 110 người, tuy nhiên tính trung bình mỗi tòa nhà chỉ có 6 cán bộ PCCC, đây là con số không nhiều để có thể đảm nhiệm tốt được công tác PCCC. Bên cạnh đó, qua kiểm tra tại 2 tòa nhà N2E và N2F (khu chung cư tái định cư TH-NC), Phòng cảnh sát PCCC - Công an Hà Nội đã phát hiện hệ thống báo cháy tự động của 2 tòa nhà không còn hoạt động, một số họng nước chữa cháy vách tường đã bị mất đầu nối ren trong, thiếu lăng phun, vòi chữa cháy. Cùng đó, cửa buồng thang thoát nạn ra sân của tòa nhà N2F đã bị khóa, trong khi theo quy định cửa này phải được đóng mở tự động để hỗ trợ cho công tác cứu nạn khi xảy ra sự cố cháy. Một vấn đề đặt ra nữa đó là, sự quản lý lỏng lẻo của cán bộ PCCC cơ sở, ở tòa nhà N2F, hầu như suốt dọc hành lang thoát nạn đều bị người dân sử dụng trái mục đích, thậm chí còn có những việc làm làm tăng nguy cơ xảy ra hỏa hoạn như xây gạch ngay tại cửa dành cho cầu thang, nấu ăn, hóa vàng mã, để các vật dụng dễ cháy nổ ngay gần bếp than... Tuy nhiên, việc làm này đã tồn tại trong thời gian khá dài, không lẽ các cán bộ PCCC cơ sở lại không biết hay biết mà vẫn làm lơ để những việc làm này ngang nhiên diễn ra.

Tổ chức, chủ động PCCC tại cơ sở là một điều vô cùng cần thiết đối với những nhà cao tầng, bởi lẽ khi xảy ra sự cố cháy tại đây, việc tổ chức cứu hỏa sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các loại hình nhà khác. Hơn nữa, lực lượng và phương tiện PCCC hiện nay chưa thể đáp ứng được yêu cầu khi có sự cố cháy tại các tòa nhà cao tầng. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian qua.

Anh Tuấn


Ùn tắc trong ngày khởi công sửa cầu Thăng Long


TT - Ngày 23-10, Ban quản lý dự án 2 (Cục Đường bộ Việt Nam) và các nhà thầu đã khởi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Việc sửa chữa cầu (từ 23-10-2009 đến 30-1-2010) sẽ được thực hiện theo từng làn để bảo đảm giao thông trên cầu.

Đồng thời Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đã tiến hành phân luồng, hạn chế nhiều loại xe qua lại cầu trong thời gian thi công.

Ngay trong buổi sáng ngày khởi công đã xảy ra một vụ tai nạn giữa hai ôtô trên cầu Thăng Long khiến giao thông bị ùn tắc hơn hai giờ ở các đoạn đường hai đầu cầu. Đồng thời, theo ông Thạch Như Sỹ - chánh thanh Sở Giao thông vận tải Hà Nội, do thu hẹp mặt cầu để sửa chữa nên có hiện tượng ùn ứ ở hai bên cầu, vì xe không thể đi với tốc độ nhanh.

Thời gian tới thanh tra giao thông Hà Nội sẽ bổ sung biển chỉ dẫn tại những điểm nút quan trọng, thu nhỏ vỉa hè một số tuyến đường xung quanh khu vực cầu Thăng Long và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phương án phân luồng, tổ chức giao thông để người dân biết, tự giác chấp hành khi lưu thông qua cầu và khu vực xung quanh.

* Để phục vụ việc thi công cầu cạn Pháp Vân thuộc dự án cầu Thanh Trì qua đường Giải Phóng, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có quyết định phân luồng nút giao thông Giải Phóng - Pháp Vân.

Theo đó, trong thời gian từ 25-10 đến 25-12, các xe đi từ đường Giải Phóng đến cầu Thanh Trì, từ Pháp Vân đi Cầu Giẽ sẽ phải đi theo đường Ngọc Hồi (quay đầu tại nút Quốc Bảo - Ngọc Hồi) vào đường gom lên cầu Thanh Trì. Các xe lưu thông từ cầu Thanh Trì đi quốc lộ 1A - đường Giải Phóng quay đầu tại điểm mở dải phân cách chùa Pháp Vân - Ngọc Hồi - quốc lộ 1A. Các xe từ đường Giải Phóng đi Cầu Giẽ sẽ đi theo tuyến Ngọc Hồi - quốc lộ 1A (đến ga Thường Tín) - đường 427 - đường 1B.


Xuất hiện những bất hợp lý


(ANTĐ) - Để phục vụ cho việc thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long, các đơn vị chức năng đã tổ chức diễn tập phương án phân luồng cho các phương tiện giao thông. Nhưng, sáng 23-10-2009, là ngày đầu tiên tổ chức thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã phát sinh những bất hợp lý cần được điều chỉnh kịp thời...

Ngay từ 5h sáng 23-10, các lực lượng làm nhiệm vụ đã có mặt tại các chốt trực. Tại phía Nam cầu Thăng Long, lưu lượng phương tiện giao thông qua cầu rất lớn, nhiều chủ phương tiện chưa biết phương án phân luồng, nên tại đây đã bố trí 11 chốt tại ngã ba Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt, đường An Dương Vương, đường Đông Ngạc để hướng dẫn các phương tiện đi theo tuyến đường quy định. Còn tại phía Bắc cầu Thăng Long, lực lượng làm nhiệm vụ cũng ứng trực tại một số chốt trên Quốc lộ 2 và Quốc lộ 18. Đúng vào giờ cao điểm buổi sáng, lưu lượng xe ôtô con, ôtô du lịch và một số xe khách (được phép) lưu thông trên tuyến đường Phạm Văn Đồng để lên cầu Thăng Long quá lớn. Trong khi các phương tiện giao thông chỉ được lưu thông trên 2 luồng của mặt cầu Thăng Long, 2 luồng kia bắt đầu rào lại để tiến hành thi công, nên phương tiện ùn lại và nhích dần từng đoạn ngắn. Do có sự chỉ dẫn, điều tiết của lực lượng làm nhiệm vụ nên không xảy ra tình trạng ùn tắc.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: “Trong khi đang tiến hành thi công sửa mặt cầu Thăng Long, nhưng các trạm thu phí tại khu vực cầu vẫn tiếp tục thu phí đối với các phương tiện giao thông là điều bất hợp lý”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội: “Trong khi đang tiến hành thi công sửa mặt cầu Thăng Long, nhưng các trạm thu phí tại khu vực cầu vẫn tiếp tục thu phí đối với các phương tiện giao thông là điều bất hợp lý”.

Từ 7h, lưu lượng xe máy từ Đông Anh đi vào tầng 2 của cầu Thăng Long (theo phân luồng) để sang khu vực Từ Liêm rất lớn. Lượng xe máy này đã đổ vào nút giao cắt giữa đường Đông Ngạc với đường vành xuyến lên cầu Thăng Long, tạo ra sự xung đột với các phương tiện giao thông trên đường Đông Ngạc, gây ùn tắc tại đây. Ngoài ra, còn một số điểm trên các tuyến đường phân làn nữa trong tình trạng tương tự như trên. Ông Thạch Như Sỹ - Chánh Thanh tra GTVT Hà Nội cho biết: Sau ngày đầu tổ chức phân luồng này, Thanh tra GTVT sẽ rút kinh nghiệm và đề nghị xén hè, mở rộng một số điểm “thắt cổ chai” như trên, tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông. Điều bất cập là việc thi công sửa mặt cầu Thăng Long đã tiến hành, nhưng các trạm thu phí tại khu vực cầu Thăng Long vẫn tiếp tục thu phí đối với các phương tiện, mặc dù trước đó Sở GTVT Hà Nội đã có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị dừng thu phí tại đây, nhằm giảm khó khăn cho các chủ phương tiện khi phải đi theo phương án phân luồng để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Các xe tải ùn lại trên đường Hoàng Quốc Việt

Một bất cập nữa đã nảy sinh là theo phân luồng của Sở GTVT Hà Nội, cấm xe tải, nhất là xe chở cát hoạt động trên các tuyến đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hoàng Tôn, cầu vượt Mai Dịch trong giờ cao điểm (sáng từ 6h-8h30, chiều từ 16h-20h). Nhưng, thực tế là từ 10h sáng đến 15h ngày 23-10, các xe tải vẫn không được lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng, dẫn đến tình trạng hàng trăm xe trọng tải chở cát phải nằm lại trên đường Hoàng Quốc Việt, làm cho giao thông trên đường Hoàng Quốc Việt và khu vực xung quanh trở nên quá tải và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, Sở GTVT cần có sự điều chỉnh lại cho hợp lý, làm sao vừa bảo đảm cho việc thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long, lại vừa bảo đảm cho các phương tiện lưu thông theo đúng quy định đã đề ra, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.